Người ‘nắn gân’, kẻ năn nỉ

Trong khi đó, tại Malaysia, ngày 1-10, hoàng tử Ismail của bang Johor (Malaysia), ông chủ của CLB Johor Darul Tazim (JDT), cho phép những cầu thủ của mình lên tuyển nhưng với lời dằn mặt: “Lẽ ra tôi không cho các cầu thủ CLB của tôi lên đội tuyển vì theo điều lệ FIFA, CLB chỉ nhả quân bốn ngày trước khi đội tuyển thi đấu mà thôi”.

Tại AFF Cup 2016, nếu các CLB Nhật Bản và Hàn Quốc cứng rắn không giải quyết cho ba cầu thủ Tuấn Anh, Công Phượng, Xuân Trường về tham gia đội tuyển thì HLV Hữu Thắng và VFF cũng phải chấp nhận do AFF Cup không nằm trong hệ thống thi đấu của FIFA nên CLB không có nghĩa vụ phải trả những cầu thủ của CLB về.

Nhân sự kiện trên, hoàng tử Ismail đã góp ý thẳng với những nhà làm bóng đá Malaysia rằng cứ nên theo quy định của FIFA mà thực hiện chứ đừng lấy lý do vì đội tuyển quốc gia mà lấy người của các CLB trước thời hạn hay làm đủ mọi cách để can thiệp. điều đấy đi ngược lại với tinh thần bóng đá chuyên nghiệp.

Qua sự kiện VFF phải cử đại diện đi năn nỉ các CLB chủ quản của ba cầu thủ Tuấn Anh, Công Phượng, Xuân Trường cũng cần phải nhắc lại tại cuộc họp báo công bố các cầu thủ nhà bầu Đức khoác áo cho các CLB Nhật Bản, Hàn Quốc. Khi ấy PV Phan Hồng của báo Bóng Đáđã nêu câu hỏi cho những nhà điều hành bóng đá rằng sẽ ra sao nếu các CLB không cho những cầu thủ Việt Nam trở về khoác áo đội tuyển đá AFF Cup và SEA Games. Lập tức một phó chủ tịch VFF đã lên lớp với PV trên rồi còn quy kết là PV không hợp tác, không hiểu luật buộc các CLB phải trả cầu thủ về. Giờ thì đã rõ khi điều PV Phan Hồng cảnh báo có thể là sự thật . Việc VFF cử người sang năn nỉ trả cầu thủ về chỉ là vấn đề tình cảm của các CLB Nhật Bản, Hàn Quốc chứ không phải là sự đảm bảo về lý.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm