'Bác sĩ pháp lý', bắt mạch, kê toa cho doanh nghiệp

Luật sư Đinh Thị Quỳnh Như, Giám đốc Công ty Luật An Luật.

Và khi đó, thay vì chờ “đổ bệnh”, các DN khôn ngoan thường chủ động tìm gặp “bác sĩ pháp lý” để “khám tổng quát, bắt mạch, kê toa” cho mình… Vì vậy đã đến lúc DN cần chủ động hơn để hạn chế rủi ro thay vì cứ lao vào thương trường mà không quan tâm đến pháp lý, đến khi có chuyện thì hậu quả rất nặng nề… Trên đây là một trong những nội dung trò chuyện của chúng tôi về dịch vụ “bác sĩ pháp lý” với luật sư Đinh Thị Quỳnh Như (ảnh), Giám đốc Công ty Luật TNHH An Luật.

. Phóng viên: Thưa bà, khi nào thì cần tìm đến “bác sĩ pháp lý” để "khám tổng quát" cho DN?

+ Luật sư Đinh Thị Quỳnh Như: Có nhiều DN ý thức được từ rất sớm nên tìm đến các công ty luật để được tư vấn ngay từ đầu. Đa phần các DN sẽ nhìn thấy rủi ro của mình từ năm thứ hai sau khi thành lập. Đơn cử như những quy chế với người lao động trở nên khập khiễng và thiếu sự rõ ràng do những chính sách ban hành theo tình thế; những hợp đồng với đối tác lớn hơn nên cần chặt chẽ hơn thay vì cứ nghĩ sao cũng được; các vấn đề với những người đồng sáng lập bắt đầu nhạy cảm hơn… Và đặc biệt, những vấn đề pháp lý với cơ quan quản lý nhà nước bắt đầu phát sinh, nhất là những trường hợp DN thuộc diện được cơ quan chức năng “ghé thăm”.

Tôi khẳng định không DN nào tồn tại mà không gắn liền với pháp lý. Tuy nhiên, nhiều lúc DN bỏ quên điều này. Đến khi phát hiện ra “cơ thể DN của mình” không khỏe, lỗ hổng pháp lý xuất hiện thì sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí để hoàn thiện. Và khi đó, những “mầm bệnh” đã hiện diện trong cơ thể của DN rồi. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” có lẽ chưa bao giờ sai, ngay cả trong kinh doanh.

Vậy “khám tổng quát” xong có yên tâm hơn không?

+ Công ty An Luật mới đây đã gặp anh Nguyễn Ngọc Anh, đã tiến hành rà soát pháp lý cho DN của mình. Anh cho biết kinh doanh được bốn năm, anh nhờ đơn vị tư vấn xin giấy phép rồi cất yên trong tủ, không quan tâm pháp lý là gì. Đến khi công ty nhận được thông báo DN nằm trong danh sách kiểm tra liên ngành hằng năm của quận thì anh mới bắt đầu nghĩ đến pháp lý. Lúc này anh mới tá hỏa khi biết rằng hóa đơn chưa niêm yết là sai, nội quy lao động chưa đăng ký là sai và còn nhiều điều chưa tuân thủ khác. Thế rồi An Luật đã nhận rà soát pháp lý toàn diện cho khách hàng với mục tiêu: Phải rõ với người lao động, chặt chẽ với đối tác, minh bạch với cổ đông và đúng với cơ quan chức năng. Sau khi rà soát các nội dung pháp lý, anh Anh cho biết việc kinh doanh đã thuận lợi hơn rất nhiều và anh hoàn toàn yên tâm.

. Nghĩa là DN phải tập thói quen tuân thủ pháp luật khi ra thương trường?

+ Chính xác. Các DN bước chân vào kinh doanh thì phải xác định cho mình trách nhiệm trong việc tuân thủ pháp luật. Thông qua việc rà soát pháp lý, ý thức tuân thủ pháp luật sẽ cao hơn, nhân sự của mình cũng vững tin hơn, đối tác tin tưởng hơn vì sự chuyên nghiệp của mình.

Một môi trường kinh doanh với những DN có ý thức pháp luật, chủ động rà soát những rủi ro pháp lý là một môi trường kinh doanh văn minh, tích cực, cần phát huy. Đây là tín hiệu tích cực nhằm giúp DN sống khỏe và phát triển bền vững.

 "Pháp lý phải rõ với người lao động, chặt chẽ với đối tác, minh bạch với cổ đông và đúng với cơ quan chức năng." (Luật sư Đinh Thị Quỳnh Như)

Để tìm hiểu dịch vụ này, DN có thể liên hệ: Công ty Luật TNHH An Luật, đơn vị tiên phong triển khai dịch vụ “Rà soát pháp lý cho doanh nghiệp”. Để kỷ niệm ngày truyền thống Luật sư Việt Nam trong tháng 10-2016, An Luật sẽ tư vấn miễn phí cho 20 DN (120 phút/DN) để “khám và bắt mạch ngay”. Đăng ký qua email: info@anluat.vn hoặc đặt lịch hẹn qua số ĐT: 0902.426.422.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm