Bản lĩnh doanh nghiệp Việt

Nhiều năm qua, cuộc vận động Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam đã trở nên rất quen thuộc. Không chỉ dừng lại ở những khẩu hiệu suông, người tiêu dùng hiện nay ngày càng gia tăng xu hướng tiêu dùng hàng Việt.

Hàng Việt ngày càng được tin yêu

Tại hội chợ triển lãm Tuần nhận diện hàng Việt Nam 2015 - Tự hào hàng Việt Nam do Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, Bộ Công Thương chủ trì, Tincom Media phối hợp cùng một số đơn vị khác tổ chức mới đây, 330 gian hàng của nhiều doanh nghiệp lớn như Sabeco, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk), may Việt Tiến, Sài Gòn Coop, Trung tâm Xúc tiến thương mại Bến Tre… đã có mặt. 

Vinamilk khởi công dự án tổ hợp các trang trại bò sữa công nghệ cao tại Thanh Hóa với tổng vốn đầu tư ban đầu là 1.600 tỉ đồng. Ảnh: XUÂN PHÚ

Đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết sau sáu năm triển khai, cuộc vận động Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam đã đạt nhiều kết quả đáng kể. 92% người tiêu dùng bày tỏ họ rất quan tâm đến chương trình; 63% ý kiến cho biết “tự xác định khi mua hàng hóa sẽ ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; 54% người tiêu dùng “khuyên người thân trong gia đình, bạn bè, người quen biết nên mua hàng Việt Nam”. Điều đó cho thấy hàng nội ngày càng có vị trí quan trọng trong lòng người tiêu dùng Việt.

Đến năm 2020 hàng Việt sẽ chiếm 80% thị phần

Được biết tại hội nghị tổng kết năm năm thực hiện cuộc vận động, ban chỉ đạo đã đề ra một số mục tiêu đến năm 2020. Trong đó hàng Việt có thế mạnh chiếm 80% thị phần tại các kênh phân phối truyền thống ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa; 100% các tỉnh, TP trực thuộc trung ương triển khai xây dựng điểm bán hàng Việt Nam cố định, bền vững; cơ bản hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu và cập nhật mạng lưới phân phối hàng Việt.

Rảo bước qua các chợ, siêu thị, chúng ta dễ dàng tìm được các sản phẩm được in ấn rất cẩn thận dòng chữ “Sản xuất tại Việt Nam” hay “Made in Vietnam”.  Anh NHĐ (quận 7) chia sẻ: “Hằng tuần tôi thường cùng vợ đi siêu thị mua sắm thực phẩm, hàng tiêu dùng về sử dụng trong gia đình. Tôi thấy ngày càng nhiều hàng hóa Việt có mặt trên các quầy hàng và giỏ hàng của các bà nội trợ. Để lý giải vì sao hàng nội ngày càng được ưa chuộng thì tôi nghĩ ngoài tinh thần tự hào đất nước, chúng ta phải nói đến chất lượng, mẫu mã. Đối với người tiêu dùng, khi họ bỏ tiền ra mua sắm thì chắc chắn sản phẩm đó phải đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của họ như chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá thành hợp lý... và tôi cho rằng các doanh nghiệp Việt đã làm được điều đó”.

 

Sau gần 40 năm, Vinamilk đã tạo được dấu ấn sâu đậm cho việc xây dựng một thương hiệu quốc gia, từng bước trở thành một trong 50 công ty sữa lớn nhất thế giới vào năm 2017. Công ty đã mang đến cho cộng đồng sản phẩm có nguồn dinh dưỡng, chất lượng cao bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm. Đó là tâm huyết của tập thể công ty, được củng cố và đặt nền móng bằng niềm tin của hàng triệu gia đình Việt.

Để giữ vững niềm tin của khách hàng, công ty luôn tiên phong, đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất bằng việc hiện đại hóa hệ thống nhà máy. Nhà máy sữa nước Việt Nam có tổng vốn đầu tư hơn 2.400 tỉ đồng có công suất hơn 400 triệu lít sữa/năm trong giai đoạn 1 và sẽ tăng lên 800 triệu lít sữa/năm trong giai đoạn 2. Nhà máy sử dụng công nghệ tích hợp và tự động hiện đại trên thế giới của Tetra Pak. Tất cả hệ thống thiết bị, máy móc, đặc biệt là các robot LGV đều vận hành tự động, điều khiển bởi hệ thống máy tính trung tâm cùng với kho thông minh. Nhà máy sữa bột Việt Nam có tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỉ đồng, công suất 54.000 tấn/năm, là một trong những nhà máy có công suất lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Nhà máy đi vào hoạt động đã giúp Vinamilk đáp ứng tốt nhu cầu trong nước và xuất khẩu.   

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm