Bảo vệ các loài khỏi nguy cơ tuyệt chủng

Ảnh: CHANCE

Đa dạng sinh học (ĐDSH) là sự đa dạng của các hệ sinh thái, cộng đồng tự nhiên và môi trường sống. Chúng rất cần thiết nhằm đảm bảo an ninh lương thực và nguồn sống cho cả mọi loài trên trái đất này. Tuy nhiên, tác động của khí hậu, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, ý thức con người… khiến ĐDSH đang gặp nguy hiểm nghiêm trọng.

Gây hại đến đa dạng sinh học

Theo thông tin từ Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO), trong số 8.800 giống loài vật thì có 7% loài đã tuyệt chủng và 17% có nguy cơ tuyệt chủng. Trong số hơn 80.000 loài cây, chỉ dưới 1% loài có tiềm năng được nghiên cứu để sử dụng cho các mục đích khác nhau. Cá cung cấp 20% lượng protein động vật cho khoảng 3 tỷ người; chỉ có 10 loài cung cấp khoảng 30% lượng thủy sản khai thác biển và 10 loài cung cấp khoảng 50% sản lượng nuôi trồng thủy sản. Hơn 80% trong chế độ ăn của con người được cung cấp từ các nhà máy, từ 20 chủng loại cây trồng. Đối với nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống, ĐDSH cũng đóng vai trò quan trọng nghiên cứu thuốc, các nguồn tài nguyên dược liệu; cung cấp nhiều nguyên liệu công nghiệp bao gồm chất xơ, dầu, thuốc nhuộm, cao su, nước, gỗ, giấy…

Được hưởng nhiều lợi ích từ ĐDSH nhưng con người được xem là nguyên nhân gây ảnh hưởng nặng nề đến ĐDSH. Điều này gây ra bởi nạn phá rừng, ô nhiễm, sự nóng lên toàn cầu, gia tăng dân số, biến đổi khí hậu, khai thác tài nguyên quá mức… Theo ước tính của một số chuyên gia, khoảng 30% tất cả các loài trên trái đất sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2050. Còn thông tin từ Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN), khoảng 1/3 các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. Thậm chí người ta ước tính rằng 25% của tất cả các động vật có vú sẽ bị tuyệt chủng trong vòng 20 năm.

Cùng nằm trong chương trình đảm bảo ĐDSH, Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường và Phát triển (CHANGE) phối hợp cùng WildAid và African Wildlife Foundation đã công bố loạt phỏng vấn Hãy lên tiếng, hãy bảo vệ tê giác! với sự tham gia của nhiều doanh nhân, chính trị gia, bác sĩ…  Chương trình nhằm huy động tiếng nói từ cộng đồng để cùng ngăn chặn thực trạng buôn bán và sử dụng sừng tê giác trái phép tại Việt Nam.

Bảo vệ tê giác

Chẳng biết tự bao giờ nhiều người cho rằng sở hữu sừng tê thể hiện sự giàu có, quyền lực, địa vị xã hội. Bên cạnh đó, làm việc trong môi trường thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều đối tác, các doanh nhân có thể trở thành đối tượng dễ bị ảnh hưởng hoặc bị cuốn theo tư tưởng sai lầm về sử dụng sừng tê.

Từng là người mua sừng tê giác để chữa bệnh cho gia đình, ông Trần Song Hải, Tổng giám đốc công ty Greenlines DP – DP Consulting, kể lại “Thực tế tôi thấy rằng bà của tôi đã qua đời sau đó cho dù cũng đã sử dụng rất nhiều sừng tê, bà của tôi bệnh tình cũng là như thế. Cá nhân tôi thấy sừng tê không có những tác dụng như người ta đồn thổi”. Tham gia phỏng vấn, bác sĩ và những người nhà của bệnh nhân cũng đã chia sẻ các câu chuyện thật với hy vọng có thể giúp chữa bệnh từ sừng tê. Tuy nhiên, sự thật là sừng tê giác không phải là thần dược, các bác sĩ khẳng định chúng chẳng có công dụng thần kỳ nào. Với mong muốn chữa bệnh ung thư gan giai đoạn ba cho bố, ông Nguyễn Hải Thanh (quận 2, TP.HCM) đã mua sừng tê. Song, ông chia sẻ “Sừng tê không có một tác dụng gì, thậm chí người bệnh có thể hưởng các phương thức khác để chữa bệnh với cùng số tiền như thế. Người bệnh thì vẫn mất, gia đình tốn số tiền lớn, thiên nhiên môi trường và các loài động vật hoang dã lại bị ảnh hưởng”.

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM, cho biết “Tôi mong rằng mỗi người dân chúng ta đều có thể góp phần làm thay đổi sâu sắc những vấn đề về môi trường bằng những hành động đơn giản và thiết thực như tăng diện tích cây xanh tại mỗi gia đình, các khu vực công cộng, tạo môi trường cư trú cho động vật. Không săn bắt, buôn bán và tiêu thụ các loài động, thực vật hoang dã trái phép. Kêu gọi mọi người cùng tham gia làm sạch đường phố, khu phố, khơi thông cống rãnh, thu gom và tái chế rác thải”.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

PV GAS bắt đầu cung cấp LNG cho sản xuất công nghiệp

PV GAS bắt đầu cung cấp LNG cho sản xuất công nghiệp

(PLO)- Từ ngày 15-3, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) chính thức cung cấp LNG phục vụ sản xuất công nghiệp với những chuyến xe bồn chở LNG đầu tiên tại Việt Nam, được xuất từ trạm nạp Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) đến trạm tái hóa khí LNG Thuận Đạo (Long An).

NPK Phú Mỹ góp phần cho một mùa mía ngọt bội thu

NPK Phú Mỹ góp phần cho một mùa mía ngọt bội thu

(PLO)- Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đã dày công nghiên cứu ra dòng sản phẩm NPK Phú Mỹ 20-10-10+TE chuyên dùng cho cây mía. Điều này giúp người nông dân phấn khởi chuẩn bị cho một mùa mía mới, hứa hẹn bội thu.

Công đoàn PV GAS triển khai chương trình Xuân nghĩa tình Dầu khí

Công đoàn PV GAS triển khai chương trình Xuân nghĩa tình Dầu khí

(PLO)- Thực hiện chỉ đạo của Công đoàn Dầu khí Việt Nam, Công đoàn Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã chỉ đạo các công đoàn trực thuộc tổ chức chương trình "Xuân nghĩa tình Dầu khí - Tết ấm áp, sẻ chia" cho người lao động trực Tết ở các công trình khí.

PV GAS sẵn sàng cung cấp LNG cho khách hàng công nghiệp

PV GAS sẵn sàng cung cấp LNG cho khách hàng công nghiệp

(PLO)- Theo đó, dự kiến từ quý II-2024, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) sẽ cung cấp LNG cho khách hàng công nghiệp, từng bước phục vụ cho đời sống, sản xuất và hiện thực hóa mục tiêu chiến lược năng lượng của quốc gia.