Thế giới tiêu thụ 242 tỷ lít sữa/năm!

Người tiêu dùng thích sữa tươi trong hộp giấy

Ưu điểm của loại sản phẩm này là nguồn sữa tươi luôn đạt các chỉ số về chất lượng, vệ sinh và không có mầm bệnh.

Theo khảo sát về sở thích người tiêu dùng gần đây, lượng sữa tiêu dùng tại các nước khu vực Đông Nam Á đang bắt đầu gia tăng như Thái Lan là 23 lít/ người (2003) và ở Trung Quốc là 25 lít/người (2006). Tuy nhiên, lượng sữa tiêu thụ trên đầu người ở nước ta chỉ khoảng 6 lít/người, thấp hơn nhiều so với các nước trong cùng khu vực.

Theo số liệu báo cáo từ tập đoàn Tetra Pak (Thuỵ Điển) tại Hội nghị phòng chống loãng xương thế giới vào ngày 20-10-2007 vừa qua, sản lượng sữa nước tiêu dùng trên toàn cầu tăng năm tỷ lít trong năm 2006, đưa tổng sản lượng sữa nước tiêu dùng trong năm 2007 lên mức dự tính là 242 tỷ lít. Tại các khu vực châu Á, châu Mỹ Latinh và châu Phi, việc tiêu thụ sữa nước đang trở nên rất mạnh nhờ vào các chương trình khuyến khích uống sữa để tăng cường sức khỏe từ các dự án của chính phủ và từ nguồn của các tổ chức phi chính phủ. Hai thị trường phát triển mạnh nhất hiện tại là Ấn độ và Trung Quốc với sản lượng hàng năm tương đương với mức tiêu thụ từ 116 thị trường khác trên thế giới. Sản lượng sữa nước tăng khoảng 1,4 tỷ lít tại Ấn độ từ năm 2006 đến 2007, đạt mức 50 tỷ lít trong năm 2007; tại Trung Quốc là 1,7 tỷ lít, đạt mức 17,5 tỷ lít trong năm 2007.

Khảo sát về sở thích người tiêu dùng chỉ ra 89% người dân thành phố cho rằng việc tiêu thụ sữa đã qua đóng hộp cho kết quả an toàn và 56% thích sử dụng sản phẩm sữa tiệt trùng. Thói quen uống sữa đã chuyển hướng rõ rệt sang tiêu thụ các sản phẩm sữa đóng hộp vì ngày càng có nhiều người nhận ra lợi ích của quy trình này. Tổng thị phần sữa đóng hộp tăng đều từ 20% chỉ trong vòng bốn năm, điều này cho thấy rằng người tiêu dùng ngày càng ý thức hơn về sức khỏe. Các loại sữa được chế biến thủ công mặc dù được đun sôi trong quá trình chế biến nhưng cũng chỉ giết chết các loại vi khuẩn thông thường chứ không diệt được các loại có mầm bệnh nguy hiểm.

Khi chế biến để đóng gói, sữa trải qua một số công đoạn để đảm bảo chắc rằng sản phẩm hoàn toàn không còn vi khuẩn có hại hay tạp chất. Sữa được bổ sung thêm vitamin D giúp cơ thể dung nạp lượng canxi trong sữa và được tiệt trùng lên đến nhiệt độ 135 độ C trong khoảng thời gian 30 giây nhằm gia tăng thời hạn sử dụng của sản phẩm. Khi sữa ra khỏi hệ thống tiệt trùng, hầu hết chúng đều được đồng hóa bằng cách bơm qua các khe cực nhỏ. Kết quả là các phân tử béo trong sữa sẽ vỡ ra thành những phân tử nhỏ đến nỗi không thể kết dính được nữa và như thế chúng được hòa lẫn trong sữa chứ không nổi lên trên bề mặt sữa dưới dạng kem.

Sữa sau khi tiệt trùng sẽ được làm lạnh nhanh ít nhất ở nhiệt độ 7OC, được rót vào bao bì đã được tiệt trùng trước và được hàn kín trong điều kiện vô trùng. Vì vi khuẩn không thể xâm nhập vào bên trong sản phẩm nên sữa tiệt trùng UHT có thể bảo quản trong môi trường tự nhiên, không cần để lạnh từ ba đến sáu tháng.

Sữa tươi đóng trong các hộp giấy được xem là một trong những phương pháp kỹ thuật hữu ích nhất về mặt khoa học vì nó đảm bảo sữa vẫn giữ nguyên được độ thơm ngon và bổ dưỡng khi đến với người tiêu dùng mà không cần trữ lạnh. Loại sữa đóng hộp này rất tiện dụng trong vận chuyển nên sản phẩm có thể đến được người dân ở các vùng xa xôi, hẻo lánh.

Với tính năng vượt trội hơn so với dạng sữa chế biến thủ công và các dạng khác, sữa tươi trong hộp giấy đã trở thành sản phẩm ưu tiên sử dụng cho các chương trình hỗ trợ và tăng cường dinh dưỡng cho thế hệ trẻ ở nhiều quốc gia qua các chương trình sữa học đường trên khắp thế giới.

Sữa, cung thấp hơn cầu

Tốc độ phát triển chung về tiêu thụ sữa đang tiến đến mức cung thấp hơn cầu nên đã đẩy giá sữa lên cao hơn trong thời gian gần đây. “Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng và giá cả cùng gia tăng, điều quan trọng là các nhà máy chế biến sữa và các đơn vị cung cấp bao bì đóng gói phải cùng nhau hạ chi phí xuống mức thấp nhất. Tetra Pak chúng tôi đang tập trung vào các giải pháp hiệu quả để giúp khách hàng giảm giá thành sản xuất” - Peter Logan, Giám đốc điều hành Tetra Pak Việt Nam, cho biết.

Là một trong số các tập đoàn được đánh giá cao về những đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng, Tetra Pak đóng vai trò tích cực trong chương trình sữa học đường trên khắp thế giới trong hơn 40 năm qua. Ngày nay, Tetra Pak đang cung cấp sữa và các loại thức uống dinh dưỡng trong các hộp giấy cho hơn 40 triệu học sinh, trong đó có đến 15 triệu em sống tại các nước đang phát triển.

Vào năm 2000, công ty đã thành lập Cơ quan thực phẩm để phát triển, gọi tắt là FfDO, nhằm hỗ trợ và tư vấn cho các chương trình sữa học đường và phát triển nông nghiệp qua các hình thức hợp tác tư nhân - nhà nước. FfDO cũng giúp các công ty tại các địa phương phát triển ngành sản xuất thực phẩm qua công nghệ và market know-how của công ty.

Tetra Pak kết hợp chặt chẽ với Tổ chức Chống loãng xương thế giới (IOF) cùng thực hiện các chương trình quảng bá về vai trò của sữa và chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ trong việc bảo vệ xương tại các quốc gia phát triển và đang phát triển. Giám đốc của IOF, Ông Daniel Navid cho biết: “Chúng tôi rất hài lòng về sự hỗ trợ và hợp tác của Tetra Pak. Công ty đã cung cấp cho chúng tôi những nghiên cứu có giá trị về khuynh hướng tiêu dùng sữa và giúp truyền đạt thông điệp của chúng tôi về việc chủ động chăm sóc sức khỏe cho hệ xương của bản thân mình. Những suy nghĩ và hành động đúng của ngày hôm nay sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ gãy xương khi về già”.

 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm