Bình Phước kỷ niệm 42 năm ngày giải phóng

Ngày 23-3, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Bộ Chỉ huy Miền Tà Thiết (xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh, Bình Phước), Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Phước đã tổ chức họp mặt kỷ niệm 42 năm ngày giải phóng (23-3-1975 _ 23-3-2017) và khánh thành giai đoạn 1 dự án Di tích quốc gia đặc biệt Bộ Chỉ huy Miền Tà Thiết.

Dự lễ có lãnh đạo trung ương qua các thời kỳ gồm các ông Nguyễn Minh Triết, nguyên Chủ tịch nước; Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Thủ tướng Chính phủ; Lê Hồng Anh, nguyên Thường trực Ban Bí thư; Lê Thanh Hải, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM; lãnh đạo Bộ Quốc phòng; lãnh đạo Bộ Chỉ huy miền qua các thời kỳ; lãnh đạo các tỉnh, thành bạn; Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Phước; các ủy viên thường vụ; các sở, ban ngành tỉnh, huyện, thị xã và đông đảo người dân trong tỉnh.

Lễ cắt băng khánh thành giai đoạn 1 dự án Di tích quốc gia đặc biệt Bộ Chỉ huy Miền Tà Thiết ở Bình Phước. Ảnh: NĐ

Tại lễ kỷ niệm, ông Nguyễn Văn Lợi, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước, đã ôn lại chặng đường lịch sử của tỉnh Bình Phước trong kháng chiến rất đỗi gian lao, anh dũng và tự hào. Quân và dân Bình Phước đã thể hiện tinh thần yêu nước, một lòng với cách mạng, quyết tâm cùng đồng bào cả nước chiến đấu ngoan cường để thống nhất hoàn toàn đất nước. Ngày 23-3-1975, quận An Lộc, trung tâm tỉnh lỵ tỉnh Bình Long (cũ), được quân ta giải phóng hoàn toàn và ngày 23-3-1975 đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất chọn là ngày giải phóng tỉnh Bình Phước.

Sau 42 năm giải phóng và hơn 20 năm tái lập tỉnh, vóc dáng của Bình Phước đã không ngừng đổi thay và phát triển. Diện mạo và tiềm lực kinh tế của tỉnh có chuyển biến đáng kể, từng bước khẳng định vị thế trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, góp phần quan trọng vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước...

Năm 2016, thu ngân sách của tỉnh đạt 4.550 tỉ đồng, tăng hơn 24 lần so với năm 1997; thu nhập bình quân đầu người ước đạt hơn 42 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 16 lần so với năm đầu tái lập tỉnh. Sau 20 năm, cơ cấu kinh tế nông, lâm, thủy sản chuyển dịch đúng định hướng, đến nay chỉ chiếm 33,8%, giảm hơn 36% so với năm đầu tái lập tỉnh.

Toàn tỉnh hiện có 15/92 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Lĩnh vực văn hóa-xã hội, an ninh quốc phòng cũng ghi nhận được những kết quả tích cực. Chất lượng giáo dục mũi nhọn của tỉnh tiếp tục được nâng lên; các hoạt động phòng, chống dịch bệnh đã được triển khai thực hiện tốt; hoạt động quốc phòng an ninh tiếp tục được giữ vững ổn định...

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Vĩnh Long: Điều động, luân chuyển nhiều cán bộ

Vĩnh Long: Điều động, luân chuyển nhiều cán bộ

(PLO)- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long đã công bố quyết định bổ nhiệm, luân chuyển nhiều cán bộ, trong đó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Long Hồ giữ chức Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy