Ông NGUYỄN VĂN NAM, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại:

Bộ Công Thương hiện vẫn quản lý theo thời bao cấp

Tuy nhiên, khi cải tổ phải có nguyên tắc rõ ràng, còn nếu chỉ từ 35 cục, vụ, viện chuyển thành còn 28, bớt được bảy thì cũng không đáng kể.

Hiện công tác cải tổ của Bộ Công Thương mới chỉ dừng lại ở các cục, vụ, viện, còn bộ phận các trường học, doanh nghiệp thì chưa thấy nhắc tới. Tôi cho rằng Bộ Công Thương hiện vẫn quản lý theo thời bao cấp, can thiệp vào sản xuất, kinh doanh quá nhiều là không cần thiết. Bản thân doanh nghiệp phải tự chủ hoạt động, nếu cổ phần hóa hết sẽ càng tốt vì họ sẽ bắt buộc phải tinh giản bộ máy vì hoạt động với mục đích lợi nhuận chứ không còn hoạt động kiểu hành chính nữa. Các doanh nghiệp của Bộ Công Thương quản lý cần rà soát lại, đơn vị nào hoạt động không có lợi nhuận thì phải giải tán. Phải triển khai cổ phần hóa để doanh nghiệp tự chủ quản lý kinh doanh.

(Theo Dân Trí)

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH NGUYỄN TRỌNG ĐÀM:

Chính sách ‘cho không’ đang triệt tiêu động lực thoát nghèo

Chúng tôi qua các cuộc kiểm tra, đánh giá, giám sát cùng Quốc hội vẫn phát hiện ra tư tưởng không muốn thoát khỏi danh sách hộ nghèo, thậm chí mình không phải là hộ nghèo nhưng cứ muốn được thôn, xã đưa vào diện nghèo. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là chúng ta có nhiều chính sách hỗ trợ “cho không” cho người nghèo quá nên ai cũng muốn được hưởng. Thực sự ở nông thôn, giữa nghèo và không nghèo cũng không có chênh lệch lớn, người dân còn khó khăn nên cũng muốn vào diện nghèo. Do đó, chỉ khi nào chúng ta thay đổi chính sách một cách căn bản, triệt tiêu tư tưởng trông chờ, muốn thụ hưởng phần “cho không” của Nhà nước thì người dân mới có thể không có tư tưởng vào diện nghèo, chỉ muốn được Nhà nước hỗ trợ để thoát nghèo.

(Theo Vietnam Plus)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm