Bộ trưởng lý giải về loạn giá thuốc

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói về vấn đề giá thuốc. Nguồn clip: VTV

Nhiều đại biểu (ĐB) Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến về tình trạng loạn giá thuốc trong phiên chất vấn cuối buổi sáng 14-6.

Trả lời chất vấn của ĐB Trịnh Ngọc Phương (Tây Ninh) về việc giá thuốc Việt Nam có cao hơn thế giới hay không, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định với các văn bản quản lý Chính phủ và Bộ ban hành thời gian qua thì giá thuốc trên thị trường Việt Nam là ổn định, không tăng cao.

Đại biểu Trịnh Ngọc Phương (Tây Ninh) chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến về giá thuốc. 

Các tổ chức quốc tế cũng đưa ra đánh giá độc lập là thuốc biệt dược và một số loại thuốc khác ở Việt Nam thấp hơn 10% so với trung bình sáu nước ASEAN.

ý kiến cho rằng giá thuốc ở các quầy thuốc đang loạn giá, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng điều này có thể đúng hoặc không đúng. Bà Tiến lý giải, hiện nay Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 11 về giá thuốc.

Theo đó, danh mục giá thuốc sẽ được phân ra ba loại. Loại thứ nhất là thuốc trong bệnh viện công lập dùng qua bảo hiểm chi trả; loại thứ hai là các quầy thuốc trong bệnh viện công lập và loại thứ ba là quầy thuốc bán lẻ ngoài bệnh viện.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời chất vấn tại Quốc hội sáng 14-6.

Đối với quầy thuốc trong bệnh viện, Bộ Y tế đã thành lập trung tâm đấu thầu thuốc tập trung tại Bộ Y tế để đưa ra giá tham chiếu, cao nhất và thấp nhất sử dụng trên toàn quốc. Theo bà Tiến, Bộ Y tế quản lý khá tốt khu vực quầy thuốc này.

Đối với quầy thuốc bán lẻ ngoài đường, bà Tiến cho rằng cần tôn trọng giá bán theo thị trường. “Dựa trên giá kê khai, người tiêu dùng có thể chọn lựa quầy thuốc có giá bán phù hợp, quầy nào bán giá rẻ hơn thì có nhiều người mua và tạo ra sự cạnh tranh”- Bà Tiến nói.

Tuy nhiên, nhìn nhận thực tế, tư lệnh ngành y tế đánh giá giá thuốc bán lẻ có thể chênh lệch rất nhiều. Bộ Y tế sẽ phối hợp cơ quan chức năng cơ sở địa phương để kiểm tra, xử lý các đơn bị vi phạm. “Giá thuốc cao tập trung ở nhóm biệt dược, do vấn đề bản quyền. Hiện có gần 700 biệt dược có bản quyền, Bộ sẽ nắm bắt nhu cầu và tổ chức đàm phán giá với đối tác cung cấp. Với gần 500 biệt dược gần hết bản quyền, Bộ sẽ đưa vào đấu thầu” - bà Tiên đưa ra giải pháp.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm