Cà Mau trả lời nhiều vấn đề nóng

Kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Cà Mau khóa IX diễn ra từ ngày 6-12. Sau một ngày rưỡi, nhiều vấn đề bức bách được đưa ra nghị sự.

Công nghiệp gỗ đang đà phát triển mạnh tại Cà Mau, góp phần cho Cà Mau hoàn thành và vượt kết hoạch 18/22 chỉ tiêu năm 2017. Ảnh: Trần Vũ

Cử tri huyện Đầm Dơi gửi đến kỳ họp bức bách về sạt lở bờ sông, bờ biển, ô nhiễm môi trường trên các dòng sông có nhà máy chế biến thủy sản. Cử tri huyện Cái Nước bức xúc vấn nạn tôm tạp chất.

Cử tri trong tỉnh cũng đặt ra nhiều vấn đề khác về một số địa phương thiếu trường lớp, cầu đường, sử dụng điện an toàn và việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, thực hiện các chính sách an sinh xã hội... 

Trên lĩnh vực công thương, cử tri quan tâm kiến nghị về tai nạn sử dụng điện đang có chiều hướng gia tăng, đến nay có trên 30 người tử vong. Ngoài ra, cử tri cũng kiến nghị những vấn đề về giáo dục, y tế, an toàn vệ sinh thực phẩm, hạ tầng giao thông, hạ tầng phục vụ sản xuất, việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là chính sách xây dựng nhà ở cho người nghèo…

Với tinh thần cải tiến phương pháp, nâng cao chất lượng kỳ họp, những bức bách của dân được tổng hợp đầy đủ và đưa ra trước hội đồng để các cơ quan chức năng trả lời.

Hưởng ứng thực hiện mục tiêu xuát khẩu thủy sản 10 tỉ USD của Chính phủ, Cà Mau đang phát triển mạnh mô hình nuôi tôm siêu thâm canh. Ảnh: Trần Vũ

Báo cáo việc tiếp nhận, giải quyết kiến nghị của cử tri năm 2017 và tiếp thu, trả lời kiến nghị cử tri trước kỳ họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi thông tin từ đầu năm 2017 đến nay, UBND tỉnh đã tiếp nhận 112 ý kiến của cử tri do các cơ quan, đơn vị chuyển đến sau các kỳ tiếp xúc. Theo đó, trên lĩnh vực kinh tế có 63 kiến nghị, 27 kiến nghị liên quan đến văn hóa xã hội.

Đến nay vẫn còn 11 kiến nghị của cử tri chưa được thực hiện. Nguyên nhân là do nguồn lực về kinh phí đầu tư có hạn hoặc do cơ chế, chính sách của trung ương đã quy định cụ thể.

Trả lời cử tri liên quan đến các lĩnh vực, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi cho biết dù tỉnh đã có nhiều quyết tâm trong ngăn chặn việc bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu nhưng diễn biến thực trạng này ngày càng phức tạp. Năm 2017 đã phát hiện 31 vụ với năm tấn tôm nguyên liệu được bơm tạp chất, xử phạt hành chính trên 700 triệu đồng.

Trước những kiến nghị về ô nhiễm môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi cho biết năm 2016 và chín tháng của năm 2017, qua kiểm tra tại 12 cơ sở sản xuất tại Khu công nghiệp Hòa Trung đã phát hiện 11 cơ sở vi phạm về môi trường, tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 1,3 tỷ đồng.

Về tình hình thực hiện một số nội dung liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Trần Hồng Quân cho hay vẫn còn tình trạng dôi dư giáo viên cục bộ nhưng lại có tình trạng thiếu biên chế theo chỉ tiêu giao. Tỉnh hiện có 16.106 cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên thuộc các cấp học. Trong đó có 14.215 biên chế, 1.891 hợp đồng. Như vậy, so với biên chế được giao, tỉnh còn chưa tuyển dụng 1.087 người.

Việc xây dựng trường chuẩn có bước phát triển mạnh, tuy nhiên vẫn còn tình trạng xuống cấp nghiêm trọng đối với các trường đã được công nhận sau năm năm. Ước tính kinh phí chi cho khắc phục cơ sở vật chất xuống cấp đến 200 tỉ đồng. Trong khi đó, nguồn kinh phí của tỉnh chưa thể đảm bảo.

Ngành giáo dục nhận sự hỗ trợ rất lớn của nhân dân thông qua công tác xã hội hóa. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số trường lạm thu.

Về cải cách hành chính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Thân Đức Hưởng thẳng thắng nhận định theo báo cáo của các đơn vị, chỉ có UBND cấp xã thuộc huyện Thới Bình có hồ sơ giải quyết trễ hẹn. Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế tại 27 đơn vị cấp xã (mỗi huyện, TP kiểm tra ba đơn vị cấp xã) thì đơn vị nào cũng có hồ sơ giải quyết trễ hạn, nhất là lĩnh vực LĐ-TB&XH. Hồ sơ trả đúng hạn và trễ hạn của cấp xã báo cáo là chưa trung thực và chưa chính xác.

Tình trạng cán bộ sử dụng phần mềm một cửa còn hạn chế. Các địa phương cần khắc phục và rút kinh nghiệm để đảm bảo xây dựng hình ảnh chính quyền thân thiện.

Vấn nạn sạt lở bờ sông, bờ biển là nỗi lo chung của chính quyền và nhân dân Cà Mau. Thời gian qua, chính quyền quyết liệt huy động nhiều nguồn lực để bảo vệ bờ biển, bờ sông, di dời dân cư vùng sạt lở vào nơi an toàn... Tuy nhiên, khó khăn chung hiện nay là thiếu vốn, thiếu các nguồn lực. Riêng vấn nạn sạt lở bờ biển Đông, Cà Mau tính toán càn trên 600 tỉ đồng, đã báo cáo về Trung ương xin hỗ trợ vốn để thực hiện các công trình bảo vệ. 

Chiều nay kỳ họp tiếp tục diễn ra với phần trả lời chất vấn.

Báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ các chỉ tiêu nghị quyết năm 2017, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải nhấn mạnh với vai trò là chủ tịch Hội đồng Vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL nhiệm kỳ 2017-2018, tỉnh Cà Mau đã chủ động phối hợp với An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch liên kết, phối hợp. Đồng thời đã thực hiện tốt các nội dung đã ký kết. 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bị can Lê Viết Chữ

Nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ bị bắt

(PLO)- Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ đã nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu để tạo điều kiện giúp Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn trúng thầu.