‘Phải’ ở cái ‘đạo’ nào?

“Không học được gì. Họ nhốt trên xe, tới nơi thì thả xuống. Chỉ thấy mấy con tê giác ăn cỏ. Có học được gì đâu!”. Câu trả lời thiệt thà, nghe dễ thương gì đâu!

Nói về chuyến vi vu này, cũng trên Tuổi Trẻ, ông phó bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khẳng định: “Như vậy là “phải đạo””.

Vậy thì nó “phải” ở cái “đạo” nào đây?

Người Sành Điệu bèn tra cứu thử. “Đạo” là một danh từ Hán-Việt, có nghĩa gốc là “đường đi”, thường thấy dùng trong văn hóa Đông phương. Sau này chữ “đạo” rất phổ biến, ảnh hưởng cả đạo đức, văn hóa, nghệ thuật, ví như trà đạo, y đạo...; trong tôn giáo thì hay dùng từ bần đạo, truyền đạo, tử đạo…

Trong đời sống hằng ngày, dân mình cũng ưa xài đạo đức. Khái niệm này hàm ý nghĩa cao quý, dù nó có thay đổi theo hình thái xã hội nhưng nguyên tắc của nó là muốn có đạo đức, trước hết nói phải đi đôi với làm và luôn nêu gương về đạo đức.

Nói về đạo thì khôn cùng nhưng nói chung nôm na, dễ hiểu là vậy!

Vậy thì đưa cán bộ sắp về hưu đi “học hỏi kinh nghiệm” trái lòng dân như thế thì nằm trong cái nghĩa “phải đạo” nào đây? Chịu! Ai có cao kiến thì xin chỉ giáo với.

À, suýt nữa quên, thôi liệt kê ra đây luôn. Trong tiếng Việt, xưa một chút còn có từ “đạo tặc” và hiện nay có một từ rất phổ biến mà báo chí hay dùng, đó là từ “bá đạo”. Thôi thì đạo nào cũng là đạo!

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm