Cảnh báo sóng thần còn thiếu phương tiện

Cảnh báo sóng thần còn thiếu phương tiện ảnh 1
Trạm quan trắc đo phóng xạ tại Đà Lạt - Ảnh: do Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt cung cấp
PGS.TS Cao Đình Triều - nguyên phó chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật địa vật lý VN - cảnh báo: “VN nằm ở phần đông nam của mảng Âu - Á, giữa mảng Ấn Độ, mảng Philippines và mảng châu Úc. Lãnh thổ VN không nằm ở rìa các mảng, do vậy ít bị tổn thương bởi động đất so với các nước trong khu vực như Indonesia, Philippines, Malaysia. Nhưng trên lãnh thổ và lãnh hải VN tồn tại hệ thống đứt gãy hoạt động phức tạp như đứt gãy Lai Châu - Điện Biên, đứt gãy Sông Mã, đứt gãy Sơn La, đới đứt gãy Sông Hồng, đới đứt gãy Sông Cả... Do vậy động đất cũng thường xuyên xảy ra”. Động đất ở VN mạnh hay yếu?Theo ông Triều, điển hình về những trận động đất được ghi chép trong lịch sử như động đất ở Điện Biên năm 1935 mạnh 6,75 độ Richter, động đất ở thị trấn Tuần Giáo năm 1983 mạnh 6,8 độ Richter, gây nên sụt lở, nứt đất trên diện rộng, sụt lở lớn trong núi, hư hại nhà cửa trong phạm vi bán kính đến 35km và gần đây hơn là động đất ở Điện Biên năm 2001 mạnh 5,3 độ Richter có tâm chấn tại Lào, cách TP Điện Biên khoảng 20km gây hư hại, sụp đổ hơn 2.000 ngôi nhà ở khu vực TP... Ông Triều khẳng định: “Ở VN hoàn toàn có nguy cơ xảy ra những trận động với cường độ khá mạnh”.  PGS.TS Nguyễn Hồng Phương, phó giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần Viện Vật lý địa cầu, cho biết theo kịch bản đã được các nhà khoa học tính toán, một trận động đất cường độ 8,3 độ Richter xảy ra ở khu vực rãnh nước sâu Manila (Philippines) có thể tạo nên sóng thần cao 6,2m ở Quảng Ngãi và 2,1m ở Nha Trang.  Một trận động đất cường độ 9,2 độ Richter ở cùng khu vực có thể tạo ra sóng thần cao hơn 10m tại Quảng Ngãi và 5m ở Nha Trang, thời gian sóng thần đi từ vùng rãnh nước sâu Manila tới vùng bờ biển VN sau khoảng hai giờ. Chưa đủ mạng lưới đo đạcTheo GS.TS Bùi Công Quế (Hội Khoa học kỹ thuật địa vật lý VN), trận động đất ngày 11-3 tại Nhật Bản thiệt hại giảm đáng kể do nước Nhật có hệ thống cảnh báo cực tốt. Ông Nguyễn Hồng Phương cho biết hiện nay hệ thống và các phương tiện cảnh báo động đất, sóng thần của chúng ta mới phát hiện được hiện tượng này sau năm phút, ở mức trung bình. Trong khi Indonesia chỉ sau một phút đã phát hiện được động đất, sóng thần khi nó xảy ra. Theo ông Phương, nguyên nhân do chúng ta chưa có đủ mạng lưới đo đạc để cung cấp số liệu kịp thời.Ông Cao Đình Triều cảnh báo mức độ phá hoại khi động đất xảy ra ở VN sẽ rất đáng lo ngại vì chất lượng các công trình xây dựng rất kém. Ông Triều ví dụ: “Trường học, trụ sở làm việc phải là công trình chịu được sự tác động mạnh của động đất, thế nhưng chỉ cần một trận động đất trung bình 5,3 độ Richter và cách TP Điện Biên 10km thì có 98% công trình ở đây bị hư hỏng”.
Theo THÂN HOÀNG (TTO)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm