Cầu, đường nông thôn còn nhiều cái lo

Nhiều ý kiến cho rằng vài năm gần đây đô thị ngày càng lấn, phình to về phía nông thôn, không như trước năm 1975 “nông thôn bao vây đô thị”. Nhưng ông Chung cho rằng đặc điểm của TP.HCM là đô thị giao thoa với nông thôn nên việc xây dựng giao thông nông thôn không thể như các địa phương khác. Cụ thể, cầu đường không chỉ thuần túy phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa nông nghiệp mà còn phải phục vụ các KCN-KCX, khu du lịch, khu dân cư… đan xen với nhau. Trong giai đoạn 2010-2014, các đường xã, liên xã ở năm huyện của TP đã đạt cấp IV, cấp V cho hai làn xe, thay vì chỉ ở mức cấp VI cho một làn xe theo tiêu chuẩn của Bộ GTVT.

Đáng chú ý, hiện việc xây dựng, phát triển cầu đường nông thôn ở các xã đều do các ban quản lý xây dựng nông thôn mới quản lý và triển khai thi công. Nhưng nhân sự ở các ban này có trình độ cao nhất là trung cấp cầu, đường, thậm chí có nhiều người là “tay ngang”. “Trong bối cảnh như thế phải tăng cường sự giám sát của cộng đồng, sử dụng người có chuyên môn đã nghỉ hưu ở các ấp, xã để kịp thời phát hiện các lỗi, sai phạm ở các công trình” - ông Chung nói.

Một quan ngại khác là chiều dài, diện tích đường nông thôn càng tăng thì TNGT cũng tăng theo. Theo ông Trần Vũ Hữu Duy, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh nhiều tuyến đường nông thôn chưa được gắn biển báo, vạch sơn hoặc có gắn nhưng chưa đúng chuẩn đã góp phần vào gia tăng TNGT. “Các Khu Quản lý giao thông đô thị số 3 và 4 (phụ trách cầu, đường năm huyện) phải sớm phối hợp với các huyện rà soát, chỉnh sửa lại các biển báo, vạch sơn, đèn tín hiệu” - ông Chung chỉ đạo.

Vài con số

- Hệ thống giao thông đô thị TP dài 3.981 km.

- Đường nông thôn năm huyện dài 2.913 km.

- Từ 2010 đến 2014 xây dựng mới được 1.256 km đường nông thôn.

- Từ 2010 đến 2014, có 18 cầu mới, lớn được xây dựng ở năm huyện (trong tổng số 62 cầu lớn, mới của TP).

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm