Chất vấn tại Quốc hội về 4 “món nợ“

Theo chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng, đã có 194 câu hỏi của 60 ĐBQH ở 37 đoàn ĐBQH gửi tới Chủ tịch nước, Tổng Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các vị trưởng ngành chất vấn về các vấn đề nóng hiện nay.

Theo chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng, đó là 4 món nợ: Nợ công, nợ thu ngân sách; Món nợ về việc làm, giáo dục; Nợ về văn bản, các hướng dẫn giải quyết cho tốt và nợ về các biện pháp cần thiết đấu tranh phòng chống tiêu cực lãng phí hiện nay.

Đó là tất cả những  đang còn là những vấn đề nóng, tương ứng với các đại biểu được chất vấn gồm:

Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ trưởng Bộ Tư Pháp và Tổng thanh tra Chính phủ.

Nội dung chất vấn theo 4 nhóm:

- Về vấn đề tài chính (nợ xấu, nợ ngân sách)

- Vấn đề quốc sách hàng đầu, giáo dục, đào tạo...

- Về đổi mới thể chế, cải cách thể chế - là vấn đề đột phá mà Đảng đề ra, cần thiết cho đất nước: sửa đổi Hiến pháp, luật, nghị định... Nhưng hiện nay còn vấn đề gì chưa đạt.

- Khiếu nại khiếu kiện tồn đọng, những giải pháp cần thiết để tranh tra kiểm tra đấu tranh phòng chống thất thoát lãng phí tiêu cực.

Phiên chất vấn diễn ra 2 ngày rưỡi.

Sau khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu mở đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Trưởng Ban Dân nguyện của ủy ban thường vụ Quốc hội Nguyễn Đức Hiền đang trình bày báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIII.

Đây là lần đầu tiên Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đăng đàn trả lời chất vấn trước quốc hội.

Đại biểu Nguyễn Cao Sơn (Hòa Bình): Vừa qua trước việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, người dân cả nước và công nhân một số tỉnh thành đã tuần hành, phản đối việc làm sai trái của Trung Quốc. Tuy nhiên có những đối tượng qua khích đã đập phá tài sản của các doanh nghiệp này, Bộ Tài chính có giải pháp gì để giúp các doanh nghiệp khôi phục tình trạng này?

Đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên) cho rằng vấn đề quản lý giá xăng nhập nhằng, thiếu minh bạch, có biểu hiện lợi ích nhóm trong thời gian qua. Bà Nga đã nhiều lần đề cập đến vấn đề này nhưng các Bộ đều đổ cho nghị định 84. Theo bà Nga,  cách sửa nghị định này cũng khó hiểu, nhập nhằng, gậy nên tình trạng Bộ công thương vừa đá bóng vừa thổi còi. Trách nhiệm của Bộ công thương và Bộ tài chính về vấn đề này như thế nào? Đại biểu Nga cũng muốn chuyển câu hỏi này đến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.

Vấn đề thứ hai đại biểu Lê Thị Nga đề cập đến là việc EVN đưa chi phí quản lý, vận hành, nhà ở vào giá điện, điều này rất thiếu minh bạch, Bộ trưởng đánh giá như và có hướng xử lý vấn đề này như thế nào?

Theo TTO

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm