TS HOÀNG NGỌC GIAO, Viện trưởng ​Viện Chính sách pháp luật và phát triển:

Chi phí cho các hội lên tới 68.000 tỉ đồng/năm

Con số trên là cao hơn dự toán ngân sách năm 2016 dành cho Bộ NN&PTNT (khoảng 11.000 tỉ đồng), cao gần gấp đôi ngân sách dành cho Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế

Đặc biệt, nghiên cứu trên đã nêu nếu tính đủ cả chi phí kinh tế-xã hội, tức gồm cả đất đai, nhà cửa, xe cộ và các tài sản khác, chi phí cho toàn hệ thống các hội-đoàn mỗi năm dao động 45.600-68.100 tỉ đồng.

Kinh phí trên là tính cả chi phí cơ hội, như Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có hàng loạt nhà nghỉ, khách sạn…

Theo Tuổi Trẻ

TS VŨ ĐÌNH ÁNH, chuyên gia kinh tế:

Nếu cứ đà này thì đến cuối năm 2016 nợ công sẽ vượt trần

Nợ công trong mấy năm gần đây tăng nhanh là do Việt Nam phải vay nợ mới để trả nợ cũ và nếu cứ đà này thì đến cuối năm 2016 nợ công chắc chắn sẽ vượt trần.

Để nợ công đến cuối năm 2016 không vượt trần thì ngay từ bây giờ, Việt Nam phải kiểm soát thật chặt nguồn vốn vay, trong đó quan trọng nhất là phải bố trí nguồn vốn khác thay vì phải đi vay mới để trả được nợ gốc, còn nợ lãi thì nên trích từ ngân sách ra để trả thay vì việc phải đi vay mới để trả nợ gốc.

Chúng ta nên rà soát lại tất cả khoản nợ đã vay, đồng thời phải có sự lựa chọn để làm sao sử dụng tiền vay nợ phải đảm bảo sử dụng thực sự hiệu quả. Vay thì vẫn phải vay nhưng vốn vay đó phải sử dụng thực sự hiệu quả và muốn hiệu quả thì chúng ta cần rà soát lại để việc vay nợ giảm xuống và tăng việc trả nợ lên cao. Quan trọng nhất là phải tìm nguồn vốn khác để trả nợ cũ thay vì phải vay mới để trả cũ. Có như vậy mới dần giảm được quy mô nợ xuống và nợ công không vượt trần được vào cuối năm nay.

Theo Infonet

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm