Chính quyền tham gia Facebook: Gần dân hơn

UBND TP Hà Nội cũng thông báo cùng với thông tin trên Facebook, chính quyền cũng sẽ mở rộng thêm kênh trên mạng xã hội khác.

Cánh cửa mở rộng cho thị dân

Đây là lần đầu tiên chính quyền một đô thị lớn công khai hoạt động trên mạng xã hội, người dân TP có cơ hội trực tiếp bày tỏ bức xúc về những vấn đề dân sinh cũng như góp ý, hiến kế cho lãnh đạo chính quyền về nhiều mặt kinh tế-xã hội.

Facebook là kênh xã hội được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, sẽ là một cầu nối vô cùng hữu ích cho chính quyền và người dân. Cả hai bên đều có lợi. Nếu lãnh đạo biết lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, ý kiến người dân để từ đó điều hành guồng máy chính quyền tốt hơn, gần dân hơn. Lâu nay người dân có điều gì bức xúc muốn phản ảnh hay góp ý với lãnh đạo - nhất là lãnh đạo chóp bu - là chuyện quá khó. Bởi những đơn từ hay thư tín gửi bằng văn bản đến lãnh đạo rất ít khi đến đúng địa chỉ, mà thường là qua tay trợ lý, thư ký, hay các bộ phận khác, rồi từ đó tổng hợp báo cáo. Những báo cáo thường gộp các trường hợp lại, rất chung chung nên lãnh đạo chẳng nắm được gì qua khâu trung gian này. Mà trung gian ai dám bảo là không “gian” - vì nhiều khi sợ lộ những tố cáo có liên quan đến cá nhân hay những người cùng hội cùng thuyền.

Cải thiện hình ảnh lãnh đạo

Một trong những lãnh đạo cấp cao biết lợi dụng tính ưu việt của mạng xã hội là Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Còn nhớ năm ngoái bà là một trong hai bộ trưởng bị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm thấp nhất. Và qua các phương tiện truyền thông, rất nhiều cử tri yêu cầu bà từ chức. Đến tháng 3-2015, bà Tiến công bố Facebook cá nhân “với mong muốn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và cả những bức xúc, sáng kiến của người dân về công tác phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe”. Và tới nay trang Facebook của bà Tiến đã có hơn 300.000 lượt like. Mạng xã hội đã cải thiện được hình ảnh một vị bộ trưởng vốn ít được lòng dân.

Mong sao trong thời gian tới, chính quyền TP.HCM cũng như nhiều cơ quan, ban, ngành cùng tham gia vào mạng xã hội để người dân có điều kiện đóng góp ý kiến, phát hiện những sai sót, quan liêu, nhũng nhiễu “hành dân là chính”. Đặc biệt, người dân sẽ mạnh dạn tố cáo tham nhũng mà không sợ bị trù dập, trả thù. Dĩ nhiên khi các cơ quan nhà nước “có thiện chí” kết nối với các trang mạng xã hội, cần lập những bộ phận theo dõi và báo cáo lãnh đạo, bởi các vị lãnh đạo không thể thường xuyên lên mạng để đọc hết các góp ý, kiến nghị đăng tải. Nhưng các trợ lý cũng không dám báo cáo láo hay lờ đi những thông tin quan trọng, vì bất cứ lúc nào sếp cũng có thể mở mạng đột xuất kiểm tra. Dĩ nhiên đó là nói đến các vị có tâm huyết, có thiện chí “bắt sâu” tham nhũng. Nếu không thì người dân chẳng mong gì diệt được quốc nạn tham nhũng. Bởi tham nhũng bây giờ rất tinh vi, nó có “phép màu” biến không thành có (tài sản) và hô biến có thành không (tham nhũng). Vì vậy mới có chuyện cơ quan phòng, chống tham nhũng của cả hai TP lớn là Hà Nội và TP.HCM lần lượt báo cáo từ đầu năm đến giờ chưa phát hiện vụ tham nhũng nào! Thế nhưng…

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm