Cơ chế ngân sách mềm đến mức tùy tiện

Ông Lịch nói: “Cơ chế ngân sách của Việt Nam là ngân sách mềm, mềm đến mức độ tùy tiện, thiếu kỷ cương, tồn tại quá nhiều quyền ghi thu, ghi chi, thu vượt, chi vượt… Có những khoản đi vay và cho ai vay không ai biết nhưng khi trả nợ thì đưa ra QH”.

Theo các ĐB, vấn đề thu chi ngân sách cũng như cơ cấu phân bổ ngân sách hiện nay tồn tại khá nhiều bất cập, tuy nhiên dự luật lần này chưa đưa ra được những quy định mang tính đổi mới căn bản để khắc phục những tình trạng này.

Theo ĐB Lịch, tồn tại lớn nhất của NSNN hiện nay là duy trì quá lâu NSNN lồng ghép trung ương và địa phương. “Sự lồng ghép này dẫn đến cơ chế không minh bạch giữa ngân sách trung ương và địa phương và nó tạo ra cơ chế xin-cho tồn tại quá lâu” - ĐB Lịch nhấn mạnh.

ĐB Lịch cho rằng cũng chính cơ chế này cùng với việc phân cấp nên tính tự chủ địa phương không có. Vì vậy địa phương không biết cái gì là của mình, HĐND không biết quyết cái gì mà chủ yếu quyết cái mà họ không biết. Do đó theo ông Lịch, địa phương không thể chủ động khai thác nguồn thu và sử dụng hiệu quả nguồn chi. Bên cạnh kỷ luật ngân sách thiếu nghiêm minh thì quy trình phân bổ ngân sách hiện nay cũng là một hạn chế. “Từ HĐND đến QH đều thiếu sự chủ động trong quyết định ngân sách” - ông Lịch nói.

Vì vậy theo ĐB Lịch, dự luật cần quy định rõ cái gì của địa phương thì trách nhiệm HĐND quyết, còn cái gì trung ương hỗ trợ địa phương thì QH phải chịu trách nhiệm chứ không phải phân cấp chung chung như hiện nay.

THU HẰNG

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm