“Được” hay “bị” chất vấn?

Tuy nhiên, tinh thần của chất vấn dường như chưa được hưởng ứng rộng rãi, khi hoạt động này mới chỉ bó gọn trong một thời lượng hạn chế tại Quốc hội mà không được coi trọng đúng mức ở các diễn đàn khác như HĐND, các cuộc tiếp xúc cử tri và diễn đàn báo chí. Một số quan chức còn tìm cách tránh né hoạt động chất vấn.

Đại biểu Dương Trung Quốc đã nói bên lề hội trường rằng: “Chính phủ nên coi đây là một cơ hội “được” chất vấn chứ không phải “bị” chất vấn. Đây là một diễn đàn rất thuận lợi cho việc chia sẻ thông tin”.

Chất vấn là hoạt động yêu cầu quan chức giải thích, làm sáng tỏ một vấn đề. Tinh thần của chất vấn nằm ở chỗ nó tôn trọng và bảo vệ quan chức đến mức giúp cho quan chức nhận ra trách nhiệm của mình và tránh được những sai phạm có thể có. Nếu quan chức nhận ra rằng họ thiếu trách nhiệm trong công vụ, họ có thể, hoặc là ra sức khắc phục hậu quả nếu vẫn tại vị, hoặc là từ chức để ngăn chặn hậu quả phát sinh và bảo toàn được danh dự cá nhân. Trong mọi trường hợp, hoạt động chất vấn đều mang lại lợi ích cho cả xã hội và cá nhân quan chức, mặc dù quan chức phải chấp nhận mặt trái của nó là có thể dẫn đến suy giảm uy tín cá nhân. Những quan chức biết đặt lợi ích xã hội lên trên lợi ích cá nhân sẽ không sợ chất vấn.

Bên cạnh đó, chất vấn còn là cơ hội tuyệt vời để những quan chức thể hiện tài năng, hiểu biết, sự tận tụy vì dân và tinh thần dám chịu trách nhiệm của mình. Mọi quyết sách của quan chức đều có thể dẫn đến những tranh cãi và các phiên chất vấn là diễn đàn không thể tốt hơn để quan chức thuyết phục cả xã hội tin tưởng vào sự điều hành của mình.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm