Nghiên cứu về biển giúp bảo vệ chủ quyền quốc gia

Tham gia hội nghị, ngoài các đại biểu trong nước, còn có sự tham dự của các nhà khoa học đến từ 14 nước như Nhật Bản, Philippines, Đức, Mỹ, Thái Lan… Tại hội nghị, nhiều nhà khoa học cho rằng trong xu thế vươn ra biển của các nền kinh tế hiện nay thì việc nghiên cứu và đánh giá đúng những lợi ích từ biển cả về mặt kinh tế lẫn an ninh quốc phòng là rất quan trọng.

Nhiều tham luận tại hội nghị cũng chỉ ra rằng việc nghiên cứu về biển Đông sẽ cho ta thêm nhiều bằng chứng về chủ quyền quốc gia trên biển Đông. Nhóm nghiên cứu đến từ ĐH Sejong (Seoul, Hàn Quốc) trong khi nghiên cứu về thềm lục địa Việt Nam đã phát hiện có mối tương quan chặt chẽ về lịch sử phát triển và các cơ chế hình thành giữa các bồn trũng dầu khí ngoài khơi biển Đông và trên đất liền. Theo đó, các bồn trầm tích Đệ Tam nằm ở vị trí tiếp nối, cấu thành liên tục và kéo dài từ Bắc xuống Nam và một phần nước sâu ở biển Đông, bao gồm các bồn trũng sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Mã Lai - Thổ Chu, Tư Chính - Vũng Mây và nhóm bồn trũng Trường Sa và Hoàng Sa. Cũng theo nhóm nghiên cứu, việc Việt Nam đang thăm dò và đặt dàn khoan ở biển Đông là tài sản vô giá và khẳng định chủ quyền vùng đặc quyền kinh tế trong vòng 200 hải lý…

LÊ XUÂN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm