Nỗi đau và khát vọng hòa bình

Hơn 40 năm qua, buổi sáng đau thương ấy vẫn in hằn trong lòng người dân Sơn Mỹ. Trong mắt những người khách quốc tế, dấu giày đinh bên bờ mương và những vết chân trần vô tội được in trên con đường do ông Phạm Thành Công, nhân chứng của vụ thảm sát Sơn Mỹ, với vai trò giám đốc Bảo tàng chứng tích Sơn Mỹ tái hiện lại như thật. Sáng qua (16-3), hàng ngàn người dân tỉnh Quảng Ngãi, các tỉnh lân cận, du khách nước ngoài đã về dự lễ tưởng niệm 504 thường dân Sơn Mỹ bị quân đội Mỹ sát hại vào ngày 16-3-1968.

Vượt lên đau thương

Trong bài diễn văn đọc tại lễ tưởng niệm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi - Nguyễn Hoàng Sơn bày tỏ sự chia sẻ những đau thương 40 năm trước đối với các gia đình có người thân bị sát hại trong buổi sáng ngày 16-3-1968. Đồng thời, ông cũng ghi nhận những nỗ lực của xã Tịnh Khê, vượt qua nhiều khó khăn, phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống người dân, trong đó có những gia đình chịu nhiều mất mát trong vụ thảm sát.

Từ vụ thảm sát Sơn Mỹ, ông Sơn nêu cao lòng nhân ái và khát vọng hòa bình của người Việt Nam, trong đó có đồng bào xã Tịnh Khê. Đồng thời, ông kêu gọi tất cả mọi người, trong đó có những cựu binh Mỹ hãy tiếp tục giúp đỡ cho Sơn Mỹ hồi sinh.

Lần đầu tiên dưới chân tượng đài chứng tích Sơn Mỹ, dàn đồng ca của thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê diễn xướng bài vè do đồng bào Sơn Mỹ sáng tác kể tội quân thù trong vụ thảm sát Sơn Mỹ theo điệu bài chòi - một thể loại dân ca miền Trung Trung bộ.

Ông Mike Boehm, cựu binh Mỹ,14 năm qua, đúng ngày 16-3 lại đến Sơn Mỹ, đứng dưới chân tượng đài kéo vĩ cầm bản nhạc “Ashocan farewell”, không phải như một lời sám hối đối với hành động của đồng đội mình ngày xưa mà là một khúc nhạc buồn sâu thẳm khuấy động lương tri, lên án cuộc chiến tranh. Ngày hôm qua, ông lại tấu bản nhạc cũ tại Sơn Mỹ sau nhiều năm nỗ lực vận động thành lập Tổ chức Madison Quaker, Inc. cấp vốn xóa đói giảm nghèo, vận động xây dựng trường học, ủng hộ cho nạn nhân chất độc màu da cam... Cùng đến Sơn Mỹ với Mike Boehn còn có 77 người đến từ Nhật Bản. Họ là thân nhân của các nạn nhân trong vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki 63 năm trước. Nhiều người còn mang theo cả hình ảnh ở thành phố quê hương họ sau khi Mỹ thả bom nguyên tử để bày tỏ, chia sẻ những đau thương, mất mát trong chiến tranh do quân đội Mỹ gây ra và nêu cao khát vọng hòa bình.

Gác lại quá khứ

Tròn 40 năm sau vụ thảm sát Sơn Mỹ, hôm qua chỉ còn Larry Colburn về lại với Sơn Mỹ. Trong cái “buổi sáng máu” hôm đó, cùng với phi công Hugh Thompson, Larry đã dũng cảm ngăn chặn hành động giết người dã man của nhóm quân nhân Mỹ, cứu được những thường dân vô tội.

Ông Mike Boehm đã tấu khúc vĩ cầm dưới chân tượng đài Sơn Mỹ.
Ông Mike Boehm đã tấu khúc vĩ cầm dưới chân tượng đài Sơn Mỹ.

Trở lại Sơn Mỹ ngày hôm qua, ngoài Larry Colburn còn có một nhân vật đặc biệt khác: Kenneth Schiel, người đã tham gia trong vụ thảm sát Sơn Mỹ. Cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Phạm Thành Công và Kenneth Schiel đã diễn ra ngày hôm kia (15-3) dưới sự đạo diễn của Đài truyền hình AlJazeera (Quatar). Nạn nhân và nhân chứng Phạm Thành Công chẳng hề biết người đối thoại với mình đã từng là người đã cầm súng giết mẹ, chị, em và bà con thân thuộc trong làng mình trước đây. Cuối cùng, khi kịch bản lộ diện, Kenneth Schiel bắt tay Phạm Thành Công. Phạm Thành Công đã nói: “Vì tương lai, chúng tôi sẵn sàng gác lại quá khứ. Nhưng với những người Việt Nam như tôi, tội ác này không thể xí xóa. Tôi bắt tay ông chỉ vì quan hệ cần ứng xử của con người...”

Larry, Kenneth, Thompson, Boehn... cùng nhau một chiến tuyến nhưng khác nhau ở lòng nhân. Đó chính là ranh giới con người mà bất cứ ở một quốc gia, một xã hội nào cũng có!

VÕ QUÝ - TUẤN SƠN

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Quan hệ Việt Nam - Australia bước sang một chương mới

Quan hệ Việt Nam - Australia bước sang một chương mớiLENS

(PLO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Australia Anthony Albanese thống nhất nâng cấp quan hệ Việt Nam-Australia lên Đối tác chiến lược toàn diện và trao đổi, nhất trí cùng phối hợp chặt chẽ để thực hiện sáu phương hướng lớn nhằm đưa hợp tác trên các lĩnh vực đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Campuchia Hun Manet

(PLO)- Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Campuchia nhất trí nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư, đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế, nhất là kết nối giao thông, làm cơ sở và tạo động lực mới cho việc tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực khác.