Phải dẹp tình trạng tiền xin thì xài vô tư

“Việc quản lý đồng tiền của chúng ta phải đảm bảo nguyên tắc trách nhiệm và có hiệu quả” - đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Lê Nam (Thanh Hóa) đã phát biểu như thế khi góp ý cho dự thảo Luật Ngân sách nhà nước tại hội nghị ĐBQH chuyên trách ngày 17-4.

Theo ông Nam, không ít các chương trình, dự án chỉ cần hồ sơ đẹp, thanh quyết toán được là được nhưng thực tế việc sử dụng đồng tiền không có hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí. “Thực tế trong quản lý của ta hiện nay là xây xong một ngôi nhà rất đẹp nhưng chả có ai vào, trồng rừng cứ quyết toán cho đủ nhưng thực tế có trồng đủ số cây đâu” - ĐB Nam nói thế và đề xuất cần bổ sung quy định chịu trách nhiệm của “chủ tài khoản”.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa Lê Nam phát biểu ý kiến. Ảnh: TTXVN

Bên cạnh đó, ông Nam cũng cho rằng phải hình thành cơ chế khắc phục tình trạng “xin-cho”. Vì chính tâm lý “xin được” tạo ra sự tùy tiện, lãng phí trong sử dụng nguồn tiền Nhà nước. “Phải để ngân sách trung ương là máu thịt của địa phương. Đừng tạo ra tâm lý: Đó là tiền của địa phương đi xin, miễn là xin được, kiểu như là tôi xin được của “bác” trung ương. Tôi cho đây là vấn đề cực kỳ nguy hiểm trong quản lý ngân sách, quản lý vốn ODA hiện nay” - ông Nam nói.

Từ thực tiễn, ông Nam cho rằng cần coi khoản trung ương hỗ trợ chính là khoản thu của địa phương, như vậy thì mới có hiệu quả. Cùng với đó, theo ông Nam, cán bộ trong cơ quan được thụ hưởng ngân sách phải là người tham gia quyết định, giám sát việc sử dụng đồng tiền này. Như vậy, mới đảm bảo công khai, minh bạch, làm cho ngân sách được sử dụng tốt hơn.

Trong khi đó, ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) cho rằng nguyên do dẫn đến vấn đề trên là do lồng ghép ngân sách trung ương với ngân sách địa phương. Chính sự lồng ghép thế này là tạo ra “xin-cho”. “Chúng ta phải làm sao hạn chế tối đa để không có cơ chế “xin-cho” này” - ĐB Lịch nói. Ông Lịch đề nghị phải phân định rõ ràng ngân sách địa phương là các khoản thu, chi ngân sách nhà nước phân cấp cho địa phương và các khoản chi được hỗ trợ cho địa phương. Với ngân sách của địa phương xuất phát từ nguồn thu của địa phương, thẩm quyền quyết định do HĐND. Thứ hai là phần hỗ trợ của trung ương do QH quyết định và QH chịu trách nhiệm giám sát hiệu quả khoản này.

HOÀNG VÂN

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Quan hệ Việt Nam - Australia bước sang một chương mới

Quan hệ Việt Nam - Australia bước sang một chương mớiLENS

(PLO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Australia Anthony Albanese thống nhất nâng cấp quan hệ Việt Nam-Australia lên Đối tác chiến lược toàn diện và trao đổi, nhất trí cùng phối hợp chặt chẽ để thực hiện sáu phương hướng lớn nhằm đưa hợp tác trên các lĩnh vực đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Campuchia Hun Manet

(PLO)- Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Campuchia nhất trí nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư, đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế, nhất là kết nối giao thông, làm cơ sở và tạo động lực mới cho việc tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực khác.