Phong bì trong y tế là rất phổ biến

Khi giới thiệu kết quả nghiên cứu về chi phí không chính thức trong dịch vụ y tế ở Việt Nam. Nghiên cứu này chỉ ra tham nhũng xuất hiện cả ở ba mảng lớn: quản lý nhà nước về y tế, bảo hiểm y tế và cung cấp dịch vụ y tế. Trong đó, vấn nạn phong bì là dễ nhìn thấy và cũng gây bức xúc nhất.

Bà Trần Thu Hà, một tác giả của nghiên cứu, chỉ ra rằng “phần ruột của phong bì” mà bệnh nhân phải chi trong dịch vụ y tế chỉ từ 50.000 đồng đến 5 triệu đồng nhưng lại rất phổ biến và thường xảy ra nhiều ở các bệnh viện tỉnh, trung ương hơn là đơn vị y tế cấp xã, huyện.

Phỏng vấn các nhân viên y tế, hầu hết họ đều cho rằng những khoản này là do người bệnh tự nguyện đưa. Nhưng khoảng một nửa số bệnh nhân được hỏi cho biết họ dúi phong bì vì thấy “mọi người đều làm thế”, trong khi 1/3 nói đôi khi bị nhân viên y tế đòi một cách rất tinh vi...

Để khắc phục tình trạng này, GS Nguyễn Thu Nhạn cho rằng căn cơ vẫn là bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp cho y bác sĩ qua đó nâng cao y đức, đồng thời cải cách tài chính công để cải thiện cuộc sống cho cán bộ y tế. Còn giải pháp trước mắt, Chủ tịch Hội Sản khoa Việt Nam, GS Nguyễn Đức Vy, đề nghị xây dựng những mô hình điểm bệnh viện “nói không với phong bì”. Đây cũng là cách mà công đoàn ngành y tế đang tiến hành nhưng dường như chưa có đánh giá, rút kinh nghiệm.

Trao đổi vớiPháp Luật TP.HCM, đại biểu QH Nguyễn Thị Khá, Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH, cho rằng tham nhũng trong lĩnh vực y tế nằm trong vấn nạn tham nhũng chung của xã hội. Để giải quyết, đầu tiên cần thay đổi nhận thức tham nhũng vặt là một biểu hiện của văn hóa “miếng trầu đi đầu câu chuyện”. Bởi như thế, sẽ không bao giờ thấy được bản chất phi văn hóa của những khoản chi phí không chính thức, là dùng tiền bạc để đổi lấy lợi ích.

NGHĨA NHÂN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm