Quốc hội sẽ nghe báo cáo vụ nữ ĐBQH Châu Thị Thu Nga

Sáng 15-6, bên lề hành lang kỳ họp, ĐB Nguyễn sỹ Cương (Ủy viên Thường trực Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội) đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh quy trình, tư cách đại biểu Quốc hội.

Chất lượng đại biểu là điều đáng suy nghĩ

. Thưa ông, tuần này QH sẽ xem xét bãi miễn tư các ĐB đối với bà Châu Thị Thu Nga. Với tư cách là một người từng làm công tác thanh tra của Bộ Nội vụ, ông có nhìn nhận như thế nào về vụ việc này?

+ Thực tế ĐBĐH là một người mà được dân bầu ra, với những uy tín và trách nhiệm được quy định rất rõ ràng trong luật. Khi được bầu, anh không có vấn đề gì nhưng trong quá trình hoạt động anh không có uy tín hoặc anh đi ngược lại quyền hạn và trách nhiệm của chính mình thì đương nhiên phải bãi nhiệm đi thôi.

Đến bây giờ thì tôi cũng chưa nhận được bất cứ thông báo, kết quả nào về sự sai phạm của bà Châu Thị Thu Nga và tới đây QH sẽ nghe báo cáo về việc đó. Tôi nghĩ đưa ra bãi nhiệm đối với bà Nga thì cũng chưa chắc đã có kết quả cuối cùng nhưng trên cơ sở pháp luật, việc anh vi phạm trách nhiệm, các quy định quyền hạn của ĐB thì đương nhiên là phải bãi nhiệm.

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương. Ảnh: Lê Phi

. Bà Nga là một trong hai ĐB nữ tự ứng cử. Vậy ông đánh giá như thế nào về chất lượng của ĐB tự ứng cử?
Nếu vì chỉ một, hai trường hợp mà đánh giá chung thì rất là khó. Có thể trong khóa QH lần này không có nhiều ĐB tự ứng cử, tuy nhiên chất lượng của các ĐB tự ứng cử cũng là điều làm chúng ta phải suy nghĩ. Các khóa QH tới sẽ có nhiều người ứng cử hơn nên phải có cách thế nào đó để kiểm soát về nhân thân, đạo đức cũng như vấn đề trình độ chuyên môn của họ, nâng chất lượng ĐB được tốt hơn.
. Ông nhìn nhận như thế nào về quy trình ứng cử, hiệp thương giới thiệu ĐB, khi mà chúng ta đã xảy ra một số sực việc đáng tiếc như vừa qua?.

Bản thân tôi trong suy nghĩ, mỗi khi mà phải bãi nhiệm một ĐB nào đó hoặc có một ĐB nào có sự sai lầm thì trong QH mình cũng thấy đau lòng. Có điều quy trình thì đọc ra là như vậy nhưng việc kiểm soát về đạo đức, trình độ chuyên môn cũng như nhân thân trước đây của mỗi ĐB thì cần phải quan tâm đẻ đảm bảo tương đối rằng ĐB đó thực sự xứng đáng với niềm tin của người dân. Đó là trách nhiệm của Hội đồng bầu cử, cũng như của các cơ quan có liên quan ở trong quá trình kiểm soát việc tham gia ứng cử của các ĐB kể cả ĐB được giới thiệu cũng như tự ứng cử.

Khó kiểm soát mục đích khi làm đại biểu

. Qua sự việc này, mình có rút ra được cái kinh nghiệm gì không. Vì có ĐB vào QH không đại diện cho tiếng nói của người dân mà vì mục đích khác?
+ Cái đó không loại trừ. Có những ĐB cũng có thể là có vì một mục đích nào đó nhưng mình cũng rất khó để mà xác định được. Cái chính bây giờ là khi bầu cử thì phải thực hiện việc lựa chọn các ĐB xứng đáng. Mà sự xứng đáng đó phải trên cơ sở quá trình công tác, đạo đức, phẩm chất của con người đó còn mục đích người ta vào ĐBQH, rất là khó kiểm soát.
. Như vậy, chúng ta có cần có giải pháp gì để giám sát chặt chẽ hơn hoạt động các ĐB khi họ đã trúng cử để tránh các trường hợp đáng tiếc nếu trên?
+ Thực ra rất nhiều kênh kiểm soát các hoạt động của ĐB. Mặt trận tổ quốc, vai trò của người dân. Tôi nghĩ rằng là bất cứ một sự phản ánh nào của người dân hay mặt trận tổ quốc hay của một cơ quan đoàn thể nào đó liên quan đến vấn đề phẩm chất, đạo đức, liên quan đến vi phạm quyền và trách nhiệm của ĐB thì cần được xem xét kịp thời và tìm hiểu một cách thấu đáo, để tránh trường hợp có những ĐB như vừa qua. Có lẽ người dân họ phản ánh rất là nhiều rồi, rất lâu rồi nhưng mà vẫn chưa được xem xét. Tôi nghĩ rằng trong quá trình hoạt động của QH cần phải có sự giám sát các hoạt động của ĐB để anh thực sự là ĐB của dân.
. Trong khóa lần này chỉ hai ĐB nữ tự ứng, và cả hai có vi phạm như thế thì ông có suy nghĩ gì không?
+ Tôi nghĩ đây chỉ là sự ngẫu nhiên thôi.
. Nhưng các ĐB này đều có yếu tố doanh nhân, lợi nhuận và lợi ích, thưa ông?
+ Trong khóa ĐBQH lần này thì có sự tham gia của doanh nhân tương đối nhiều, có tới gần 40 ĐB và đóng góp của các doanh nhân là đáng kể. Tôi nghĩ rằng mình phải ghi nhận cái đó, họ có sự đóng góp riêng của họ.
. Ở đây có sự trùng hợp là cả hai ĐB nữ doanh nhân đều vi phạm, trong quá trình kinh doanh của họ lấy tư cách ĐB ra làm thì có liên quan gì tới việc mượn danh ĐBQH mà lợi dụng không?
+ Cái này thì rất khó xác định. Tôi thì cho rằng đây là điều đáng tiếc. Vì khi mình đã xác định mình là ĐBQH thì mình phải là người chấp hành nghiêm chỉnh phát luật đầu tiên. Mình phải là tấm gương trong việc chấp hành pháp luật để cho người dân người ta nhìn vào người ta thấy rằng : “ĐBQH là cơ quan mà thực sự là những người xứng đáng được nhân dân gửi niềm tin”. Ngoài ra, anh chính là người tham gia rồi ấn nút để thông qua luật mà anh lại vi phạm pháp luật thì không thể chấp nhận được.
Xin cám ơn ông.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Quan hệ Việt Nam - Australia bước sang một chương mới

Quan hệ Việt Nam - Australia bước sang một chương mớiLENS

(PLO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Australia Anthony Albanese thống nhất nâng cấp quan hệ Việt Nam-Australia lên Đối tác chiến lược toàn diện và trao đổi, nhất trí cùng phối hợp chặt chẽ để thực hiện sáu phương hướng lớn nhằm đưa hợp tác trên các lĩnh vực đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Campuchia Hun Manet

(PLO)- Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Campuchia nhất trí nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư, đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế, nhất là kết nối giao thông, làm cơ sở và tạo động lực mới cho việc tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực khác.