Quyền lực nhân dân

- cũng là cơ quan đại biểu cao nhất của dân - thực hiện quyền giám sát tối cao với các nhân sự Chính phủ.

Một trong những nội dung nổi bật được cử tri quan tâm gửi đến kỳ họp thứ nhất QH khóa XIII này là vấn đề bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ. Cụ thể, cử tri kiến nghị Nhà nước phải tăng cường hoạt động đối ngoại, bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Tuy gọi là kiến nghị gửi đến QH, song đây cũng là nhiệm vụ hệ trọng mà nhân dân giao cho những người sắp được bầu vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước, yêu cầu những người thực thi quyền lực của nhân dân phải hành động vì lợi ích của nhân dân.

Bên cạnh đó, đông đảo cử tri cũng mong muốn những người được QH bầu hoặc phê chuẩn cần có chương trình hành động gửi đến Ủy ban Thường vụ QH và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam để theo dõi, giám sát. Điều này thực hiện nguyên tắc: Những nhân sự nhận quyền lực phải báo cáo chương trình hành động để đại biểu dân cử, người đại diện quyền lợi cử tri theo dõi, giám sát. Bởi lâu nay có thực tế là nhiều vị trước khi được bầu hứa rất hay nhưng khi nhậm chức lại… quên, mà QH đâu phải lúc nào cũng họp, cũng dành thì giờ để kiểm tra từng lời hứa… Vì thế việc nộp và trình bày chương trình hành động trong suốt nhiệm kỳ, đặc biệt là những vấn đề bức xúc, nóng bỏng mới là cơ sở để nhân dân quyết định việc trao/không trao quyền lực thông qua việc bấm nút của đại biểu tại QH.

Hơn thế, như Chủ nhiệm Văn phòng QH Trần Đình Đàn nói, đại biểu QH có quyền đề cử thêm ứng viên cho các vị trí lãnh đạo thì việc công bố chương trình hành động của các ứng viên càng cần thiết để những đại biểu nhân dân so sánh trước khi quyết định.

Thực hiện các yêu cầu này cũng chính là thực hành dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

PHAN MAI

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm