Thuốc chống phát ngôn tùy tiện

Cụ thể, lúc đầu vị này nói “không có chuyện đốt pháo”, sau khi báo chí trưng ra bằng chứng là xác pháo đầy đường thì vị này lại thừa nhận là có nhưng “đã giảm” (so với năm trước)!

Cũng liên quan đến việc phát ngôn bất nhất thì trước đó có việc lãnh đạo tỉnh Hưng Yên báo cáo Chính phủ, đồng thời thông báo cho công luận rằng việc cưỡng chế trong dự án Văn Giang không có chuyện đánh người, các clip trên mạng là “bịa đặt”. Sau đó, khi các nhân chứng lên tiếng, lãnh đạo tỉnh này buộc phải thừa nhận có chuyện hai nhà báo VOV bị hành hung…

Trước đó nữa là chuyện ông phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng đến cuộc họp giao ban báo chí tại Bộ TT&TT thông báo rằng ngôi nhà bị phá (trong vụ án Đoàn Văn Vươn) ngoài khu vực cưỡng chế là “do dân bức xúc”! Sau đó thực tế chứng minh chính lực lượng cưỡng chế đã phá và vụ án hủy hoại tài sản đã được khởi tố, một số cán bộ bị bắt giam...

Trên đây chỉ là ba vụ việc điển hình về việc phát ngôn thiếu chính xác của đại diện chính quyền với công luận (thực tế còn rất nhiều) nhưng rồi người phát ngôn không chính xác lại không phải chịu trách nhiệm. Theo quy định của pháp luật hiện hành, báo chí đưa tin theo người phát ngôn thì cũng không phải kiểm chứng độ chính xác (tức là không phải chịu trách nhiệm về hành vi đưa tin sai sự thực), nên trong các vụ việc trên, thông tin sai mặc sức lan tỏa gây tác hại mà không có ai chịu trách nhiệm đến cùng, nhà báo nào có lương tâm thì còn chịu khó đi kiểm tra tính xác thực, nhà báo nào lười biếng thì... kệ! Trong khi đó, mỗi khi phát hiện đại diện chính quyền phát ngôn kiểu ấy thì niềm tin của dân chúng lại vơi bớt nhiều phần.

Được biết tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 02/2011 có chế tài xử phạt 1-3 triệu đồng đối với hành vi cản trở và không cung cấp thông tin cho báo chí, song không có chế tài nào cho hành vi cung cấp thông tin sai. Tại dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 02/2011 cũng không thiết kế thêm hành vi này dù thực tế đang diễn ra ngày một nhiều, hậu quả ngày một nghiêm trọng. Có lẽ đây là lý do chủ chốt khiến bệnh “nói dối” của đại diện chính quyền với dân chúng thông qua báo chí trở nên “mãn tính”?!

Vì thế để trị dứt điểm chứng “phát ngôn” tùy tiện (và cũng để sòng phẳng với các sai sót của báo chí bị xử lý khá nặng), nhiều người đọc báo đề nghị cần phải có chế tài nghiêm khắc đối với hành vi phát ngôn sai, phát ngôn tùy tiện của người đại diện cho chính quyền trong nghị định sửa đổi sắp tới!

PHAN MAI

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Quan hệ Việt Nam - Australia bước sang một chương mới

Quan hệ Việt Nam - Australia bước sang một chương mớiLENS

(PLO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Australia Anthony Albanese thống nhất nâng cấp quan hệ Việt Nam-Australia lên Đối tác chiến lược toàn diện và trao đổi, nhất trí cùng phối hợp chặt chẽ để thực hiện sáu phương hướng lớn nhằm đưa hợp tác trên các lĩnh vực đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Campuchia Hun Manet

(PLO)- Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Campuchia nhất trí nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư, đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế, nhất là kết nối giao thông, làm cơ sở và tạo động lực mới cho việc tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực khác.