Công bố dự thảo mới: Giá xăng dầu sẽ bám sát giá thế giới

Theo đó, dự thảo lần này sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới, đáng chú ý là quy định về tần suất điều chỉnh giá xăng dầu.
Cụ thể, dự thảo quy định thời gian giữa 2 lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là 15 ngày với trường hợp tăng giá và tối đa 15 ngày đối với trường hợp giảm giá. Giá cơ sở được tính toán trên cơ sở bình quân giá thế giới 15 ngày thay vì bình quân giá thế giới 30 ngày như cách tính cũ. Điều này nhằm tăng cường tính cạnh tranh giá giữa các thương nhân, đồng thời bảo đảm giá bán lẻ trong nước bám sát giá thế giới. Tuy nhiên quy định này cũng gây nhiều lo ngại với việc tần suất điều chỉnh giá sẽ nhiều hơn, dày đặc hơn, trong khi xăng, dầu trong nước chỉ thấy tăng giá thì nhiều, giảm giá thì ít như hiện nay.
Về biên độ điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu, theo dự thảo Nghị định, khi giá cơ sở tăng dưới 3% DN được tự điều chỉnh giá; tăng từ 3-7% DN được sử dụng Quỹ bình ổn và được tăng hoặc giảm giá bán lẻ; tăng từ 7% trở lên sẽ do Chính phủ quyết định thay vì các biên độ từ 7% trở xuống, trên 7-12%, trên 12% như Nghị định 84.
Dự thảo cũng cho phép thương nhân thực hiện giảm giá bán lẻ ngay khi giá cơ sở giảm, không hạn chế mức giảm, khoảng thời gian giữa 2 lần giảm và số lần giảm.
Trả lời Chinhphu.vn về việc có quy định này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú cho biết: “Nếu như vẫn áp dụng biên độ điều chỉnh giá quy định tại Nghị định 84 quy về con số tuyệt đối sẽ rất lớn, ví dụ, giá bán lẻ xăng RON 92 hiện nay là 23.746 đồng/lít, ứng với mức 7% là xấp xỉ 1.700 đồng/lít, với mức 12% là khoảng trên 2.800 đồng/lít… Nếu thực hiện điều chỉnh giá bán lẻ theo các biên độ này, mức điều chỉnh sẽ gây “sốc” cho nền kinh tế và tâm lý người tiêu dùng. Nhưng nếu áp dụng biên độ quy định tại Dự thảo Nghị định là 3%, tương ứng khoảng trên 700 đồng/lít sẽ ít tác động tới tâm lý người tiêu dùng hơn”.

Công bố dự thảo mới: Giá xăng dầu sẽ bám sát giá thế giới ảnh 1
Sắp tới, giá xăng dầu trong nước sẽ bám sát giá thế giới?

Để tránh việc lạm dụng Quỹ Bình ổn giá trong công tác điều hành, dự thảo cũng quy định rõ nguyên tắc trích lập, sử dụng và quản lý Quỹ Bình ổn giá được thực hiện khi giá cơ sở cao hơn giá bán lẻ hiện hành hoặc việc tăng giá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân.
Dự thảo quy định chỉ Chính phủ mới được quyền quyết định bình ổn giá xăng dầu trong nước và giao cho liên Bộ Công Thương - Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp triển khai thực hiện các biện pháp bình ổn giá trong thời hạn áp dụng biện pháp bình ổn giá.
Nhằm tăng tính cạnh tranh trên thị trường xăng dầu, bên cạnh việc kinh doanh theo phương thức tổng đại lý, đại lý như quy định hiện hành tại Nghị định 84, Dự thảo bổ sung thêm 2 phương thức phân phối xăng dầu mới là: Phương thức mua đứt bán đoạn và nhượng quyền thương mại.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bị can Lê Viết Chữ

Nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ bị bắt

(PLO)- Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ đã nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu để tạo điều kiện giúp Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn trúng thầu.