Cựu phi công quân đội nói gì về chuyến bay QZ8501?

Vùng mây CB là kẻ thù số 1 đối với máy bay

“Đây được coi là kẻ thù số một đối với máy bay” - ông Tuấn nói.

Theo lý giải của ông Tuấn thì, hình dáng của nó có như một chiếc đe, một chiếc nấm khổng lồ và có màu đen thẫm. Độ cao của nó có thể từ dưới thấp lên đến trên 10km, diện tích khá rộng. Mây đọng nước ở nhiệt độ rất thấp (dưới 0oC). Nhưng vì không có nhân, nên nó không đông thành khối nước đá, cộng thêm còn có sấm, sét.

Không khí trong đám mây nhiễu động rất mạnh, lên xuống tới vài trăm mét/1 giây và sự nhiễu động của đám mây này thừa sức bẻ gãy cánh máy bay.

 Chỉ sau gần một giờ cất cánh từ Surabaya (Indonesia) sáng 28/12, chiếc Airbus A320 của hãng Air Asia mang số hiệu QZ 8501 đã đột ngột biến mất trên màn hình radar. Đồ họa của Vnexpress

Và những cách xử lý thông thường

“Nói chung, khi thấy mây này bằng mắt hoặc bằng rada, người lái máy bay có các cách xử lý khác nhau. Một là vượt lên trên đỉnh của đám mây, hoặc là rẽ tránh sang hai bên. Nhưng dù có vượt lên đỉnh hay tránh sang hai bên thì cũng đều cần có một quãng cách vì vùng mép của nó vẫn nhiễu động mạnh”.

“Nếu không, các phi công nên lựa chọn cách khác là quay trở lại, chớ nên vào thử, hoặc đến khi thấy nguy hiểm mới lượn vòng lại. Bởi việc lượn vòng sẽ dễ đẩy máy bay vào vùng mây nguy hiểm do bán kính lượn vòng, tốc độ lớn " - ông Tuấn khuyến cáo.

Ngoài ra, vẫn còn một cách xử lý nữa là khi thấy mây nó đứt chân ở phía dưới (thấy màu trắng hoặc xanh da trời) thì hạ thấp độ cao máy bay để bay chui qua vùng này, thời tiết tốt và rất êm.

“Tôi đọc thông tin được biết, tổ lái máy bay đã phát hiện ra đám mây và xin tăng độ cao nhưng có lẽ lúc này đã vào sát đám mây rồi. Từ sự nhận thức này, từ thông tin trên truyền thông chính thống, tôi cho rằng máy bay đã rơi xuống biển từ độ cao 10.000m. Với độ cao này, bất kể máy bay còn nguyên chiếc hay bị vỡ, gãy thì chắc chắn khó ai có thể sống sót được” ông Tuấn nói.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm