Đầu tư 64.000 tỉ đồng để giảm số hộ nghèo

Theo bà Chuyền, mặc dù chúng ta đánh giá là thoát nghèo rồi nhưng chuẩn nghèo quá thấp (400.000 đồng/người/tháng ở nông thôn và 500.000 đồng/người/tháng ở đô thị). Bà Chuyền cho hay chậm nhất đến tháng 9 năm nay, Bộ sẽ trình Chính phủ về chuẩn nghèo mới, trong đó có thêm chuẩn nghèo đa chiều có tính đến nhu cầu tối thiểu về hưởng thụ văn hóa-xã hội.

Trao đổi với báo giới bên lề hội thảo, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền nói: Muốn giảm được nghèo ở những vùng khó khăn ấy cần rất nhiều biện pháp nhưng trong đó có biện pháp tạo cơ hội, tạo động lực để người dân có đủ điều kiện, đủ trình độ để tiếp cận cơ hội sản xuất, người dân sẽ tự vươn lên.

Đại biểu Phạm Đức Châu (Quảng Trị) cho rằng bức xúc của chúng ta hiện nay không phải là tập trung xóa nghèo, giảm nghèo trên địa bàn toàn quốc mà tập trung giảm nghèo cho một số nơi có tỉ lệ nghèo trên 50%. Còn những nơi khác, mục tiêu chính là chống tái nghèo chứ không phải giảm nghèo. “Muốn chống tái nghèo thì phải xử lý ngay những nguy cơ làm tái nghèo” - ông Châu nói.

Báo cáo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thanh Hòa cho biết thời gian qua một số địa phương đã thoát nghèo nhưng nhiều nơi tỉ lệ nghèo vẫn còn trên 50%, cá biệt có nơi trên 60%-70%.

Hoạt động mại dâm tăng khi không đưa vào cơ sở chữa bệnh

Trước câu hỏi tình hình mại dâm có gì mới, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết trước đây các đối tượng có hoạt động mại dâm thì chúng ta chủ động đưa vào trung tâm giáo dục hướng nghiệp được. “Đến nay thực hiện luật xử lý vi phạm hành chính, không còn đưa các đối tượng này vào trung tâm. Chúng tôi đã có báo cáo đánh giá là từ khi không đưa đối tượng này vào các trung tâm thì số chị em tiếp tục hoạt động mại dâm sau khi bị xử phạt cao hơn trước đó” - bà Chuyền nói.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm