Đừng vì thành tích huy động quá sức dân

“Một số nơi chạy theo thành tích, huy động sức dân quá mức. Quy định xã hội hóa các nguồn lực để phát triển là đúng nhưng không được phép huy động quá mức trong nhân dân, đặc biệt là dân nghèo”. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh như thế tại hội nghị toàn quốc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới và phát động phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, sáng 30-9.

Theo báo cáo, giai đoạn 2011-2015, tổng nguồn vốn huy động để thực hiện chương trình là hơn 850.000 tỉ đồng, trong đó ngân sách chiếm 11,6%; còn lại huy động từ người dân, cộng đồng, doanh nghiệp, tín dụng… Riêng năm 2016, cả nước huy động được hơn 332.000 tỉ đồng, trong đó ngân sách trung ương là 7.000 tỉ đồng, ngân sách địa phương hơn 23.000 tỉ đồng, còn lại là các nguồn vốn huy động khác.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: TTXVN

Đánh giá cao kết quả xây dựng nông thôn mới của nhiều tỉnh, Thủ tướng cũng chỉ rõ những hạn chế của chương trình. Một số nơi chưa quan tâm đến tổ chức sản xuất của nông dân, anh làm cái gì để đời sống người dân có thể tốt hơn qua xây dựng nông thôn mới chứ không phải là hạ tầng nhiều hơn. Hạ tầng thì cần thiết rồi, đủ tiêu chí rồi nhưng người dân, bà con vẫn khó khăn…” - Thủ tướng nói.

Thủ tướng chỉ rõ nhiều hạn chế tồn tại như đời sống văn hóa ở một số bộ phận nông thôn còn nghèo nàn; văn hóa truyền thống bị mai một, chạy theo kinh tế thị trường. Hay như vấn đề rác thải, ô nhiễm làm ảnh hưởng nghiêm trọng môi trường sống của người dân… Cũng theo Thủ tướng, nhiều địa phương vì thành tích xây dựng nông thôn mới mà bắt người dân đóng góp quá mức…

Theo đó, một lần nữa Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu cơ bản nhất, bản chất của xây dựng nông thôn mới là làm cho đời sống của người dân tốt hơn cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. “Nông thôn mới phải là nông thôn kiểu mẫu gắn với đô thị hóa đảm bảo xanh, sạch, môi trường. Nông thôn mới phải là nơi khát vọng khởi nghiệp, thu hút mọi nguồn lực để phát triển. Nông thôn mới phải là nơi có thế hệ nông dân mới với tri thức, dám nghĩ, dám làm. Vừa qua ở nông thôn có nhiều người làm tàu ngầm, máy chế biến… có giá trị rất cao. Chứ không phải nông dân là con trâu đi trước, cái cày đi sau” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo báo của chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, hiện cả nước có 2.045 xã (23%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 5,9% so với cuối năm 2015. Có 24 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tăng chín đơn vị so với cuối năm 2015.

Về mục tiêu triển khai chương trình giai đoạn 2016-2020, cả nước phấn đấu đến năm 2020 số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới chiếm 50%; khuyến khích mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phấn đấu có ít nhất một huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Bình quân cả nước đạt 15 tiêu chí/xã, cả nước không còn xã dưới năm tiêu chí và cơ bản hoàn thành hạ tầng thiết yếu; thu nhập người dân tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2015…

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Vĩnh Long: Điều động, luân chuyển nhiều cán bộ

Vĩnh Long: Điều động, luân chuyển nhiều cán bộ

(PLO)- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long đã công bố quyết định bổ nhiệm, luân chuyển nhiều cán bộ, trong đó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Long Hồ giữ chức Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy