Giám sát doanh thu cầu Hạc Trì

Theo đó, thời gian khai thác trong vòng 10 ngày (từ ngày 20 đến 30-9). Đoàn kiểm tra sẽ kiểm tra, giám sát việc xuất, thu hồi vé và doanh thu từng ca. Bên cạnh đó, giám sát công tác hệ thống thiết bị phòng hậu kiểm, soát vé bên ngoài cabin, thu phí thủ công tại trạm thu phí (nếu có), việc tuân thủ về tổ chức giao thông qua cầu Việt Trì, cầu Hạc Trì. Đồng thời, xác định lưu lượng xe qua Trạm thu phí cầu Hạc Trì.

Nhà đầu tư cho rằng việc để xe qua cầu Việt Trì để tránh qua cầu Hạc Trì gây thất thoát cho họ. Ảnh: VIẾT LONG

Theo ông Nguyễn Văn Huyện, việc kiểm tra, giám sát trên nhằm tạo ra sự công bằng. Nếu lưu lượng xe giảm thực sự, đơn vị sẽ đề xuất với Bộ GTVT, Bộ Tài chính đàm phán lại phương án tài chính cho nhà đầu tư.

Trước đó, Công ty Cổ phần BOT cầu Việt Trì (nhà đầu tư cầu Hạc Trì) đã có văn bản kêu cứu gửi Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các bộ KH&ĐT, Tài chính, GTVT xin dừng hoạt động cầu Hạc Trì bắc qua sông Lô sau 15 ngày, nếu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền không có biện pháp bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà đầu tư.

Nguyên nhân, theo thỏa thuận, các cơ quan nhà nước tổ chức phân luồng giao thông khu vực, có hệ thống biển báo cấm ô tô qua cầu Việt Trì cũ. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện, nhiều ô tô vẫn qua cầu Việt Trì để trốn phí. Đặc biệt, từ ngày 1-8, khi dỡ bỏ ụ nổi phân luồng, đại đa số ô tô lưu thông qua cầu Việt Trì cũ dẫn đến doanh thu sụt giảm.

Cụ thể, tại thời điểm tính toán, doanh thu thu phí cầu Hạc Trì năm 2016 theo phương án đã được phê duyệt phải đạt 138 tỉ đồng/năm (tương đương 11,5 tỉ đồng/tháng) nhưng thực tế thu phí hiện nay chỉ đạt 7-8 tỉ đồng/tháng.

Với doanh thu này thì không đủ lương cho người lao động địa phương, trả lãi ngân hàng và chi phí quản lý, khai thác cầu chứ chưa nói gì đến việc thu hồi vốn đầu tư. Nếu tình trạng này kéo dài thêm một thời gian thì công ty và các cổ đông của công ty có thể sẽ bị phá sản… 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm