Hướng dẫn mới nhất thực hiện tinh giản biên chế, nghỉ hưu trước tuổi

Hướng dẫn mới nhất thực hiện tinh giản biên chế, nghỉ hưu trước tuổi ảnh 1
Ảnh minh họa

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Thông tư liên tịch trên quy định: Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định số 108/2014, nếu đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nam, đủ 45 tuổi đến đủ 48 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

Ngoài ra còn được hưởng các chế độ sau: Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm (đủ 12 tháng) nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại Điểm b Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, Điểm b Khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác có đóng đủ bảo hiểm xã hội; được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội (đủ 12 tháng) kể từ năm thứ 21 trở đi.

Về chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách Nhà nước, Thông tư quy định những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định số 108/2014 chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách Nhà nước, được hưởng các khoản trợ cấp sau: Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng; được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội (đủ 12 tháng).

Đối với chính sách thôi việc ngay, những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định số 108/2014 có tuổi đời dưới 53 tuổi đối với nam, dưới 48 tuổi đối với nữ và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định, nếu thôi việc ngay thì được hưởng các khoản trợ cấp sau: Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm; được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội (đủ 12 tháng).

Về chính sách thôi việc sau khi đi học nghề,những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định số 108/2014 có tuổi đời dưới 45 tuổi, có sức khỏe, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật, có nguyện vọng đi học nghề để tự tìm việc làm mới, thì được hưởng các chế độ sau: Được hưởng nguyên tiền lương tháng hiện hưởng và được cơ quan, đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong thời gian đi học nghề, nhưng thời gian hưởng tối đa là 06 tháng; được trợ cấp một khoản kinh phí học nghề bằng chi phí cho khóa học nghề tối đa là 06 tháng tiền lương hiện hưởng để đóng cho cơ sở dạy nghề; sau khi kết thúc học nghề được trợ cấp 03 tháng lương hiện hưởng tại thời điểm đi học để tìm việc làm; được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội (đủ 12 tháng).

Trong thời gian đi học nghề được tính thời gian công tác liên tục nhưng không được tính là thời gian thâm niên để nâng lương hàng năm.

Thông tư cũng nêu rõ, Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế trong từng năm, 7 năm và tổ chức triển khai thực hiện, trong đó phải xác định tỷ lệ tinh giản biên chế đến năm 2021 tối thiểu 10% biên chế của Bộ, ngành, địa phương được giao năm 2015.

Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30-5-2015 và có hiệu lực đến hết ngày 31-12-2021. Các chế độ, chính sách quy định tại Thông tư liên tịch này được tính hưởng kể từ ngày 10-01-2015.

Trước đó, như đã đưa tin, Bộ Chính trị vừa có Nghị quyết39-NQ/TW về việc tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Một trong những nội dung đáng chú ý của Nghị quyết này làBộ Chính trịyêu cầu, từng cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập phải xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế trong 7 năm (2015-2021) và từng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện. Trong đó, phải xác định tỷ lệ tinh giản biên chế đến năm 2021 tối thiểu là 10% biên chế của bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị- xã hội, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm