Khi nào tuyên bố tình trạng chiến tranh?


Đó là một nội dung đáng chú ý được quy định trong dự thảo Luật Quốc phòng vừa được Cổng thông tin điện tử Chính phủ công bố toàn văn để lấy ý kiến nhân dân.
Theo dự thảo, Khi nước nhà bị xâm lược, Quốc hội xem xét, quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; giao cho Hội đồng quốc phòng và an ninh những nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt.
Trong trường hợp Quốc hội không thể họp được, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh và báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội.
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội hoặc của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh.

Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 luyện tập sẵn sàng chiến đấu. Nguồn: Cổng thông tin Bộ Quốc phòng.

Cũng theo dự thảo, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng là trạng thái xã hội của đất nước khi có nguy cơ trực tiếp bị xâm lược hoặc đã xảy ra hành động vũ trang xâm lược hoặc bạo loạn, nhưng chưa đến mức tuyên bố tình trạng chiến tranh.
Khi xảy ra tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng trong cả nước hoặc ở từng địa phương.
Căn cứ vào Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước công bố quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng trong cả nước hoặc ở từng địa phương; trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, Chủ tịch nước công bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng trong cả nước hoặc ở từng địa phương.
Dự thảo Luật Quốc phòng gồm 8 chương, 43 điều. Theo kế hoạch, dự thảo này sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 4 (cuối năm 2017). 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Vĩnh Long: Điều động, luân chuyển nhiều cán bộ

Vĩnh Long: Điều động, luân chuyển nhiều cán bộ

(PLO)- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long đã công bố quyết định bổ nhiệm, luân chuyển nhiều cán bộ, trong đó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Long Hồ giữ chức Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy