Làm rõ quyền tiếp cận thông tin của người bị tạm giam, tạm giữ

Trong đó cần mở rộng chủ thể quyền TCTT, phải đảm bảo quyền con người, thể hiện trách nhiệm nhà nước đối với các đối tượng dễ bị tổn thương, nhóm bị hạn chế tự do tiếp cận...

Theo bà Hà, nhóm bị hạn chế tự do thì chưa có luật, chưa có quy định nào hạn chế quyền TCTT của nhóm này cả nên họ cũng cần được cung cấp thông tin để tự bào chữa, học hỏi… tại nơi bị tạm giam, tạm giữ.

Đề cập đến nhóm bị hạn chế quyền tự do, ông Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội, liên tưởng đến Luật Tạm giữ và tạm giam và cho rằng nghi can, bị can… được coi là không có tội cho đến khi có bản án buộc tội có hiệu lực của tòa án, tất cả người bị tạm giữ, tạm giam là công dân. Vì thế yêu cầu quyền thứ nhất đối với họ là được nghe đài, đọc báo, gặp thân nhân, thư từ…

Ông Trần Thế Vượng, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nói thêm người bị tạm giam, tạm giữ, chấp hành án phạt tù cần được bầu cử theo luật định.

Ngoài ra, ông Nguyễn Đình Quyền cũng bày tỏ sự không hài lòng về Luật TCTT bởi vì nếu quy định cơ quan nhà nước có nghĩa vụ cung cấp thông tin như trong luật sẽ đi vào những cái rất khó khăn. Ông Quyền nêu quan điểm đối với luật này cần hướng dẫn cách thức cho người dân tiếp cận các nội dung đó thay vì đi theo hướng cơ quan nhà nước phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin.

VIẾT THỊNH

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm