Năm 2012, không để phát sinh điểm ngập mới

Tuy nhiên, tổng số điểm ngập do mưa và triều cường cũng giảm hơn so với trước đó” - UBND TP.HCM cho biết tại buổi sơ kết năm đầu tiên thực hiện Chương trình giảm ngập nước trên địa bàn giai đoạn 2011-2015, ngày 4-4.

Theo báo cáo, trong năm 2011 TP đã xóa được 39/70 điểm ngập do mưa. Các vụ ngập cũng giảm về mức độ (từ 851 lần năm 2009 xuống còn 284 lần năm 2011) và thời gian ngập (từ 125 phút xuống 59 phút)… Năm 2012, TP đặt mục tiêu xóa 10/31 điểm ngập còn lại; hạn chế tối đa tình trạng tái ngập ở những điểm đã được xóa và không để phát sinh điểm ngập mới kéo dài.

Năm 2012, không để phát sinh điểm ngập mới ảnh 1

Một điểm ngập tại giao lộ Nguyễn Văn Cừ-Nguyễn Trãi trong cơn mưa đầu mùa tháng 3-2012. Ảnh: HTD

Một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập được chỉ rõ là do tình trạng san lấp, lấn chiếm sông, kênh, rạch ngày càng nhiều. Các dự án khu dân cư, khu đô thị mới đang có xu hướng san lấp các khoảng không gian dành cho nước để tận dụng đất xây dựng. Theo TS Hồ Long Phi, Giám đốc Trung tâm Quản lý nước và BĐKH, ĐH Quốc gia TP.HCM, một trong những giải pháp giảm ngập bền vững là phải tôn trọng không gian dành cho nước. “Một đề án quy hoạch đô thị nhất thiết phải có một không gian tối thiểu dành cho nước chứ không phải cứ tìm cách đẩy nước đi chỗ khác. Quan điểm kiểm soát ngập lụt hiện đại là tìm biện pháp giảm nhẹ thiệt hại khi xảy ra ngập chứ không chỉ đơn thuần tìm cách để chống ngập. Do đó, cần soạn thảo và ban hành quy chế để tái tạo không gian dành cho nước hiện tại và dự trữ cho tương lai” - TS Phi nói.

Ông Nguyễn Hữu Tín, Phó Chủ tịch UBND TP, cho biết TP sẽ kiến nghị Chính phủ xem xét việc quy định trong công tác quy hoạch phải ưu tiên tích hợp một không gian tối thiểu dành cho nước. TP cũng sẽ rà soát các quy hoạch hiện hành để điều chỉnh cho phù hợp.

VIỆT HOA

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm