Ngồi ghế nóng, Tổng Thanh tra tới tấp nhận tin tố cáo

Ông Khái cho rằng việc đưa hình thức tố cáo qua thư điện tử, fax, điện thoại vào luật với tình trạng nguồn nhân lực hiện nay thì xử lý không kịp, vì phải mất thời gian xác minh, xử lý.

“Điện thoại đâu có chữ ký, phải đi xác minh. Tôi lo sau này thụ lý, giải quyết hình thức này sẽ khó cho những cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo... Tôi vừa nhận nhiệm vụ Tổng Thanh tra Chính phủ, tin nhắn tố cáo liên tục đổ về điện thoại. Ngay vừa rồi tôi cũng nhận tin nhắn vào điện thoại” - ông Khái nói.

Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái

Về nội dung này này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng đang ở thời đại công nghệ 4.0 thì việc tố cáo qua thư điện tử, tin nhắn… không thể “đặt ra bên ngoài luật”.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

“Người ta nhắn tin tên tuổi, địa chỉ, cho biết đã gửi đơn tố cáo việc này việc kia cho các cơ quan chức năng nhiều lần nhưng chưa được giải quyết, đề nghị Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo kiểm tra lại và chỉ đạo trả lời cho tôi, cái đó được quá ấy chứ, tin nhắn rất rõ ràng. Thi thoảng tôi cũng nhận được và đều chuyển cho các cơ quan chức năng. Như chiều qua tôi nhận được tin nhắn có tên tuổi, địa chỉ, nội dung tố cáo gửi 3 lần nhưng chưa được chủ tịch tỉnh giải quyết.

Tôi đã chuyển ngay tin nhắn đó cho chủ tịch địa phương đó, không mất công gì, chỉ bấm nút chuyển tiếp là đến đúng địa chỉ. Tôi nghĩ còn thiếu sót khi chuyển tin nhắn như thế, cần phải chuyển tiếp (tin nhắn - PV) cho Ban dân nguyện để theo dõi giúp Quốc hội về tình hình tố cáo. Nếu làm được thế thì tình hình tố cáo sẽ đỡ căng thẳng hơn rất nhiều” - Chủ tịch Quốc hội nói.

Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính

Còn Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính thì nêu quan điểm: “Cái gì cũng có hai mặt, trên thực tế ta khai thác chính quyền điện tử ở nhiều mặt, nếu ta không sử dụng các công cụ này để phục vụ cho tất cả hoạt động của chính quyền, Nhà nước và người dân thì nó lại là vấn đề không bình thường”.

Theo đó, ông Chính ủng hộ quan điểm đưa hình thức tố cáo bằng tin nhắn, thư điện tử... vào luật. Vì việc nhắn tin, thường người đứng đắn bao giờ cũng có đăng ký đàng hoàng, xác minh rất dễ. Còn những thông tin dấu danh tính có thể phân loại, sàng lọc, xử lý nếu nội dung có căn cứ.

Tuy nhiên, ông Chính lưu ý cần có quy định chặt chẽ để đội ngũ tiếp nhận, xử lý thông tin tuân thủ các quy định này. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm