Ninh Thuận: Điều bôi bác ở một địa chỉ đỏ

Đó là cây me cổ thụ làng Bảo An, nay là phường Bảo An, TP Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Đây là di tích lịch sử cấp tỉnh đã được công nhận vào năm 2007. Gọi là di tích cây me, ở số nhà 31/2 Nguyễn Du, khu phố 3, phường Bảo An, thuộc quyền sử dụng của hộ ông Võ Văn Huy và bà Nguyễn Thị Bích Ngọc.

Cây me bị đập bỏ còn tấm bảng. Ảnh: Phan Minh

Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, ngày 24-4-1930, các chi bộ Tân Việt tại Ninh Thuận chuyển thành các chi bộ Đảng Cộng sản. Từ đây những người cộng sản đã tập hợp đông đảo công nhân và quần chúng giác ngộ, tổ chức đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh cho người lao động. Thực dân Pháp ở Phan Rang hết sức hoang mang trước những cuộc đấu tranh của công nhân đường sắt và nhân dân. Tiêu biểu nhất là cuộc biểu tình ngày Quốc tế Lao động 1-5-1930. Sáng sớm 1-5, lần đầu tiên cờ đỏ búa liềm xuất hiện trên đỉnh tháp nước ga Tháp Chàm và trên cây me cổ thụ làng Bảo An.

Đến năm 2007, địa chỉ trên được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh. Năm 2007, khi gắn biển đã có thương lượng để có thể bồi thường và giữ ngôi nhà này làm di tích nhưng không hiểu sao lại dừng. Từ đó đến nay di tích này không được ai quản lý, kể cả Sở VH-TT&DL và TP Phan Rang-Tháp Chàm.

Di tích bị nhà dân bôi bác

Và điều vô lý hơn, năm 2015, thành phố lại cấp phép cho hộ dân này xây nhà. Dù diện tích trên sổ đỏ khoảng 117 m2 vuông nhưng diện tích thực sử dụng tới 158 m2. Vào thời điểm gắn biển di tích, cây me dù mục ruỗng phần ngọn nhưng vẫn còn gốc và đâm lộc, đến khi xây nhà, hộ dân này chặt bỏ luôn.

Và hiện nay, nó như trong tấm ảnh bạn đang xem. Điều này đã gây bức xúc cho nhân dân, đặc biệt các cán bộ cách mạng lão thành. Dù vậy cho đến nay tình trạng nó vẫn như trong ảnh. Nơi cắm lá cờ cách mạng đầu tiên ở một tỉnh, di tích lịch sử cách mạng được đối xử như thế này sao?
Trách nhiệm của chính quyền và ngành VH-TT ở đâu?

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm