Quốc gia tốt nhất và tồi tệ nhất thế giới để làm mẹ

(TTXVN/VIETNAM+) 

CH Congo Phần Lan Somalia

Quốc gia tốt nhất và tồi tệ nhất thế giới để làm mẹ ảnh 1Một bà mẹ ngồi trông đứa con bị ốm ở Dhobley, Somalia. (Nguồn: humanitarian.worldconcern.org)


Theo ước tính của Save the Children, có trụ sở tại thủ đô London (Anh), mỗi ngày có tới 800 bà mẹ và 18.000 trẻ nhỏ tử vong ở khắp nơi trên thế giới, phần lớn do những nguyên nhân có thể ngăn chặn được. 

Khoảng 30% số trẻ em tử vong ở các khu vực Tây và Trung Phi, 30% trẻ em khác tử vong ở Nam Á, nơi tỷ lệ tử vong cao đang dần tập trung vào những cộng đồng bị tách biệt khỏi xã hội. 

Bởi vậy, các hành động nhằm đáp ứng nhu cầu về y tế và dinh dưỡng của những đối tượng "dễ bị tổn thương" trên là đặc biệt quan trọng ở các quốc gia nghèo và đang trong tình trạng khủng hoảng nhân đạo. 

Trong báo cáo, tổ chức Save the Children đã tiến hành so sánh 178 quốc gia về các phương diện sức khỏe của người mẹ, tỷ lệ tử vong của trẻ em, giáo dục, mức thu nhập cũng như địa vị chính trị của mẹ; nhằm xác định nơi tốt nhất và tệ nhất trên thế giới để làm mẹ. 

Theo báo cáo, Somalia đứng cuối trong bảng xếp hạng toàn cầu, mặc dù chỉ cách biệt không đáng kể so với Cộng hòa Congo - nước có xếp hạng thấp nhất năm 2013, tiếp theo là Niger, Mali và Guinea-Bissau. 

Trái lại, Phần Lan là nơi tốt nhất để làm mẹ, tiếp theo là Na Uy, Thụy Điển, Iceland và Hà Lan, các nước đều có tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ thấp. 

Giám đốc điều hành Save the Children quốc tế Jasmine Whitbread cho hay 10 quốc gia tệ nhất để làm mẹ đều có lịch sử xung đột vũ trang gần đây và được đánh giá là những nước nghèo. 

Trong khi đó, những nước đứng đầu bảng xếp hạng đều đang cải thiện quyền hưởng chăm sóc y tế chất lượng cao của bà mẹ và trẻ em, cũng như nhấn mạnh những lợi ích của việc đầu tư vào giáo dục và trao quyền kinh tế cho phụ nữ. 

Báo cáo nhấn mạnh mỗi quốc gia cần chuẩn bị tốt hơn để hỗ trợ bà mẹ và trẻ em trong các tình huống khẩn cấp. Tuy nhiên, báo cáo thừa nhận việc giảm thiểu số ca tử vong ở mẹ và trẻ em còn tùy thuộc vào tình trạng ổn định và khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở các quốc gia yếu kém./.

Theo TTXVN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm