Tại sao lại sửa luật theo kiểu 'thụt lùi'?

Nhiều chuyên gia phát biểu khá gay gắt như trên tại tọa đàm dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động liên quan đến chính sách dành cho lao động nữ, do Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) tổ chức, diễn ra ngày 19-1.

Theo khảo sát năm 2015 của tổ chức Alive & Thrive Viennam, cho thấy 93% doanh nghiệp (DN) Việt Nam thực hiện rất tốt quy định lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng được nghỉ 60 phút mỗi ngày. Trong đó, không ít DN sáng tạo trong việc tuân thủ thực hiện quy định 60 phút.

“Ví dụ, họ trao đổi với bộ phận nhân sự, bên sản xuất và người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng có thể đi làm muộn hơn 30 phút, về sớm hơn 30 phút. Vì thế, tôi kiến nghị không bỏ quy định này...” – đại diện Tổ chức Alive & Thrive Viennam khẳng định.

Hiện nay nhiều doanh nghiệp đã thực hiện tốt quy định tại khoản 5 điều 155, Bộ Luật lao động.

Bà Lê Thị Việt Anh, Trung tâm Phát triển và Hội nhập cho rằng nhiều DN trong ngành dệt may, da giày phàn nàn việc khó để sắp xếp thời gian cho phụ nữ nuôi con dưới một tuổi nghỉ một tiếng vì ảnh hưởng cả dây chuyền là cách nghĩ chưa thấu đáo.

"Doanh nghiệp đang nhìn cái lợi trước mắt mà bỏ đi cái lợi lâu dài. Vì nếu người lao động sau khi sinh không đảm bảo sức khỏe và bị cắt thời gian nghỉ sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản. Như vậy, người lao động phải nghỉ dài ngày lúc đó doanh nghiệp thiệt hại nặng…”- bà Việt Anh Khẳng định.

Cũng theo bà Anh, không thể căn cứ một số doanh nghiệp đang cố tình lờ đi quy định trên mà bỏ điều luật nhân văn này. Bên cạnh đó, quy định cũng là hành lang pháp lý để đấu tranh quyền của mình. Nếu bỏ đi thì hành lang pháp lý của người phụ nữ không được bảo vệ…

Đồng tình, nhiều chuyên gia cho rằng vì sự phát triển lâu dài của bà mẹ và trẻ em, thực hiện mục tiêu phát triển đất nước giàu mạnh và bền vững thì phải đảm bảo an sinh xã hội tốt nhất cho người dân và xã hội. Trong đó có chế độ về bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

“Chính vì thế chúng ta không thể đi chậm lại, thụt lùi với những quy định tiến bộ, đang làm rất tốt. Khi chúng ta đã làm tốt thì cần phải cố gắng hơn nữa. Tại sao lại sửa luật theo hướng thụt lùi?”- nhiều chuyên gia đặt câu hỏi.

 

Trước đó, Bộ LĐ-TB&XH đã công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động năm 2012. Theo đó, tại khoản 5 Điều 155 của bộ luật này, ban soạn thảo đã bỏ quy định “Lao động nữ trong kỳ kinh nguyệt được nghỉ mỗi ngày 30 phút, nuôi con dưới một tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động”.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Vĩnh Long: Điều động, luân chuyển nhiều cán bộ

Vĩnh Long: Điều động, luân chuyển nhiều cán bộ

(PLO)- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long đã công bố quyết định bổ nhiệm, luân chuyển nhiều cán bộ, trong đó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Long Hồ giữ chức Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy