Chọn biển!

Chẳng những thế, bộ này còn yêu cầu nếu các dự án nhiệt điện này ảnh hưởng đến khu bảo tồn trên thì thay vì điều chỉnh diện tích khu bảo tồn, phải điều chỉnh chính phạm vi của dự án.

Đây là một động thái “vì môi trường” rất đáng hoan nghênh của Bộ NN&PTNT để bảo vệ khu bảo tồn biển đặc biệt quý hiếm này. Rõ ràng, sau quyết định của Bộ TN&MT hoãn việc cấp phép cho Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân đưa 1,5 triệu m3 chất thải nạo vét hàng hải xuống vùng biển chỉ cách khu bảo tồn này 500 m thì quyết định của Bộ NN&PTNT tiếp tục cho thấy phản xạ trước sự sống của biển của các bộ, ngành trung ương đã khác.

Môi sinh đã được đặt ở vị trí số một trong chọn lựa của các nhà quản lý, thay vì sức ép phát triển kinh tế. Cuộc chạy đua vì tăng trưởng và để quên môi trường đã mang lại cho chúng ta những bài học quá đắt giá, thậm chí với những gì đã xảy ra, tiền bạc từ các dự án kinh tế mang lại cũng không bù đắp được cho sự mất mát ấy của biển. Bởi lẽ cắn vào biển là cắn vào nguyên sản của đất nước, là cắn vào tương lai, cắn vào chính quyền được sống của con cháu sau này. Điều đó buộc các nhà quản lý phải có một sự chọn lựa sáng suốt và đủ cứng rắn; không bị lung lạc trước bất kỳ “sự quyến rũ” nào khác. Đó là chưa nói đến sự đặc biệt của vùng biển này với các giá trị về sinh quyển, tài nguyên, rõ ràng không thể vì một, hai dự án nhiệt điện mà sẵn sàng cắt bỏ nó. 

Quyết định đó cũng cho thấy tư duy, trách nhiệm của các bộ, ngành đã vượt qua khoảng ngắn ngủi của nhiệm kỳ. Việc quyết tâm bảo vệ khu bảo tồn đặc biệt này đã cho thấy trách nhiệm với tương lai của các nhà quản lý. Sau này, khi không còn ở vị trí quyền lực nữa, họ cũng không hổ thẹn, đau đớn nhận ra sai lầm ngày trước của mình đã mang lại những “di chứng, thương tật” cho đất nước này.

Điều đó cũng cho thấy thông điệp “không đánh đổi môi trường lấy kinh tế làm ảnh hưởng đến người dân” của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bắt đầu thấm trong hệ thống điều hành của mình và trở thành phương châm của hành động, chứ không dừng lại ở lời nói trong cuộc họp Chính phủ hoặc ở nghị trường Quốc hội nữa.

Với tất cả điều trên đây, chúng tôi thấy rằng đề xuất cắt khu bảo tồn nhượng biển cho các dự án nhiệt điện là có vấn đề, bởi lẽ một xứ sở đi lên từ biển như Bình Thuận thì việc đầu tiên và trước hết là phải bảo vệ lấy các chân đế phát triển của mình. Và rõ ràng thông điệp “không đánh đổi môi trường lấy kinh tế…” của Thủ tướng đã vang lên ở rất nhiều diễn đàn, không lẽ Bình Thuận không nghe thấy hay sao?

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm