Đại biểu đã sát dân hơn

Nghị quyết về tăng cường các biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự; nghị quyết về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động và nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Trong số này, nghị quyết về “tăng cường các biện pháp phòng, chống oan, sai…” chắc chắn sẽ có tác động mạnh đối với các cơ quan tiến hành tố tụng, vì đã nêu được khá chính xác và cụ thể tính chất nghiêm trọng của tình hình oan sai trong tố tụng hình sự từ nhiều năm qua. Tôi tin rằng cử tri sẽ đặc biệt hoan nghênh những yêu cầu sau đây của nghị quyết: “Chỉ đạo cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án các cấp tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, quán triệt sâu sắc các nghị quyết của Đảng, của Quốc hội về công tác tư pháp, các quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân, về bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội và tranh tụng trong xét xử,… áp dụng các biện pháp ngăn chặn chính xác để giảm tối đa các trường hợp bắt, tạm giữ hình sự sau đó chuyển xử lý hành chính; không để xảy ra bức cung, dùng nhục hình; không để xảy ra các trường hợp chết do tự sát, chết do can phạm đánh nhau tại cơ sở giam giữ và làm rõ trách nhiệm của cán bộ trực tiếp quản lý và người đứng đầu cơ sở này; tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư tham gia các vụ án theo quy định pháp luật;… kiên quyết tuyên bị cáo vô tội trong trường hợp không có căn cứ kết tội”.

Như chúng ta đã biết, nghị quyết của Quốc hội có hiệu lực ngang với một đạo luật và Quốc hội sẽ giám sát việc thi hành nghị quyết của mình. Các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ phải nghiên cứu và có những chương trình với những biện pháp, hành động cụ thể thực hiện nghị quyết. Oan sai thì ở đâu và bao giờ cũng có, mục tiêu là phấn đấu để oan sai ngày càng ít và nếu có thì không nghiêm trọng và phải được phát hiện càng sớm càng tốt.

Bên cạnh những thành tựu, công tác lập pháp của chúng ta vẫn còn những hạn chế chủ quan và khách quan. Việc Quốc hội ra nghị quyết về Điều 60 Luật BHXH cho thấy hai điều: Điều cần rút kinh nghiệm là làm sao xây dựng được những đạo luật hợp lý, hợp tình, có tính khả thi cao, đáp ứng lợi ích của người dân và của xã hội một cách tối ưu, do đó không phải sửa chữa, điều chỉnh như Điều 60. Mặt khác, việc Quốc hội kiên quyết ra nghị quyết sửa chữa Điều 60 chỉ sau một kỳ họp này, khi điều luật này còn chưa có hiệu lực, cho thấy các đại biểu Quốc hội đã gần dân, sát dân hơn, chấp nhận sửa sai để đáp ứng tốt hơn lợi ích của nhân dân.

Luật sư TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm