Để có một Quốc hội “tranh luận”

chỉ một ngày sau khi bà long trọng tuyên thệ trước quốc dân sẽ hoàn thành trọng trách chủ tịch của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của quốc gia.

Còn nhớ trong bài phát biểu nhậm chức, bà Ngân cho hay sẽ xây dựng một “QH thực sự đoàn kết, sáng tạo và hành động vì lợi ích nhân dân, vì danh dự và lòng tự hào dân tộc, vì sự phát triển bền vững của đất nước”.

Mục tiêu đấy chắc chắn không thể đạt được nếu như tính thảo luận và tranh luận tại nghị trường không được đề cao và thúc đẩy. Một đại biểu QH không chỉ đại diện cho nơi mình đã ứng cử và được bầu lên, mà còn phải đại diện cho cử tri cả nước trong tất cả vấn đề liên quan đến “quốc kế dân sinh”. Yêu cầu này làm cho đại biểu QH dứt khoát không thể chỉ đứng lên đọc một văn bản rồi ngồi xuống và không tranh luận đến cùng. Bởi hình ảnh những “nghị gật, nghị ngủ” bấy lâu đã gây ra rất nhiều phản cảm trong dân. Việc kiến tạo một QH tranh luận chắc chắn không chỉ có tác dụng làm “nóng” nghị trường, mà còn là một trong những phương cách hữu hiệu để các đại biểu hoàn thành trọng trách mà cử tri cả nước đã trao phó, gửi gắm.

Thảo luận và tranh luận, đó chính là đặc tính của QH, nơi mà mọi vấn đề của quốc gia được đem ra mổ xẻ bằng những luận cứ, luận điểm đa chiều kích để làm rõ chân lý phát triển. Sẽ là không công bằng nếu các đại biểu chỉ phát biểu theo định hướng hay bằng những văn bản có sẵn. QH, với chức trách của mình, đòi hỏi mỗi đại biểu phải đi đến tận cùng vấn đề, buộc các cá nhân, cơ quan phải trả lời rõ ràng và có quyết sách cụ thể đối với không chỉ những vấn đề thời sự nóng bỏng, mà còn đối với cả những chiến lược lâu dài của quốc gia.

Chúng ta được quyền kỳ vọng, sau cam kết trên của bà Kim Ngân, QH sẽ được mở rộng hơn không gian thảo luận và tranh luận. Không chỉ trên nghị trường, mà tinh thần thảo luận và tranh luận thẳng thắn, công khai còn phải được triển khai và thúc đẩy cả ở trên báo chí, vốn là một kênh thông tin có sức lan tỏa mạnh mẽ.

Một nhà báo viết về nghị trường từng cho rằng: Nếu vào QH mà im lặng, hoặc tìm cách im lặng là có tội với người dân đã bầu ra mình. Với tinh thần thảo luận và tranh luận của Chủ tịch QH công luận hoàn toàn có niềm tin rằng: Sẽ không một đại biểu QH khóa XIV nào có “tội” với nhân dân.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm