Từ quyền tiếp cận đến nghĩa vụ công khai thông tin

Còn nhớ vào tháng 10-2006, Pháp Luật TP.HCMnhận được thông tin về việc có hàng trăm người chết, hàng chục người chờ chết mỗi năm vì bệnh ung thư tại một ngôi làng nằm giữa các nhà máy danh tiếng lừng lẫy một thời. Quá trình tiếp cận vụ việc, PV của báo không chỉ xác tín những số liệu về người chết, bệnh tật, số liệu về cây trồng, vật nuôi tại ngôi làng này bị ảnh hưởng nặng nề bởi khí thải, chất thải, nước thải của các nhà máy xung quanh, mà còn tiếp cận được một đề tài khoa học cấp nhà nước do các giáo sư, nhà khoa học tiến hành từ 20 năm trước. Những tên kim loại nặng, chất độc, khí độc kèm các khuyến nghị khoa học như việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, di dời dân ra khỏi vùng ô nhiễm... đã bị giấu kín hàng chục năm trời.

Đáng nói là chính vì phát hiện này nên tuyến bài phóng sự điều tra của báo đã không bị ngưng giữa chừng vì lý do “ổn định” mà nó còn thúc đẩy Quốc hội, Chính phủ, lãnh đạo địa phương và doanh nghiệp khẩn cấp đưa ra các giải pháp khắc phục ô nhiễm, cứu giúp mạng sống người dân. Cũng câu chuyện tương tự như thế xảy ra vào đầu những năm 2000 tại Ấn Độ khiến gần 10.000 người chết do sự cố ở nhà máy hóa chất đã khiến cho chính phủ nước này buộc phải trình và thông qua đạo luật về tiếp cận thông tin, đồng thời công khai các số liệu, dữ liệu liên quan đến hoạt động của các nhà máy hóa chất nằm gần các khu dân cư.

Ở Việt Nam, sau vụ việc đó chỉ có cụm từ “làng ung thư” là trở nên quen thuộc, nghĩa vụ công khai của cơ quan nhà nước gần như không có tiến triển gì vì lý do không có luật quy định. Ngay cả nghĩa vụ trả lời báo chí, phản hồi ý kiến công dân dù đã được quy định trong Luật Báo chí và quy chế phát ngôn thì cũng không có nhiều cải thiện do nó chỉ được quy định tại văn bản pháp luật ở cấp thấp (nghị định, quyết định). Ngay cả một nghĩa vụ công khai đối với vấn đề đang rất nóng bỏng là “chống thực phẩm bẩn” thì việc cơ quan nhà nước công khai các quyết định xử phạt đối với các cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm cũng không được thực hiện tử tế. Thậm chí có chỗ còn giấu kín các kết luận thanh tra liên quan đến các thực phẩm độc hại, chỉ khi báo chí nêu ra thì họ mới vội vàng đổ lỗi cho nhau.

Chính vì thế, việc quy định quyền, trình tự, thủ tục và cơ chế giải quyết khiếu nại về tiếp cận thông tin bằng một đạo luật là cần thiết, song nghĩa vụ công khai những thông tin do cơ quan nhà nước tạo ra và nắm giữ mới là điều kiện đủ để đảm bảo những quyền cơ bản của công dân mà Hiến pháp đã nêu.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Ngẫm chuyện bồi thường và quy hoạch treo

Ngẫm chuyện bồi thường và quy hoạch treo

(PLO)- Chậm chân, vướng quy hoạch nên không thể chuyển mục đích sử dụng đất khiến hai mảnh đất liền kề chênh lệch 10 lần về giá bồi thường vì bên đất nông nghiệp, bên đất ở. Đây là thực tế đáng suy ngẫm về công tác quy hoạch và chính sách bồi thường...

Cao tốc và tính mạng con người

Cao tốc và tính mạng con người

(PLO)- Đêm 10-3, cao tốc Cam Lộ - La Sơn xảy ra vụ tai nạn giữa xe khách và xe tải làm hai vợ chồng trẻ thiệt mạng và nhiều người bị thương. 

Khát vọng vươn lên của thị trường chứng khoán Việt

Khát vọng vươn lên của thị trường chứng khoán Việt

(PLO)- Nâng cấp thị trường chứng khoán sẽ tạo ra một vị thế và khả năng cạnh tranh mạnh mẽ hơn cho thị trường vốn VN trên trường quốc tế, gia tăng niềm tin và thu hút nguồn lực từ nhà đầu tư nước ngoài...

Đường đến kỳ tích của ngành y tế

Đường đến kỳ tích của ngành y tế

(PLO)- Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng, vì thế ngành y tế cần không ngừng phát triển, nâng cao chất lượng để đáp ứng tốt nhu cầu ấy.

'Ai không dám làm thì đứng sang một bên'

'Ai không dám làm thì đứng sang một bên'

(PLO)- Cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm khi thực hiện trọng trách trước Đảng, trước nhân dân với động cơ trong sáng, vì lợi ích chung thì Đảng và nhân dân luôn ghi nhớ và đánh giá công bằng.

Khó vạn lần, dân vận tốt sẽ xong

Khó vạn lần, dân vận tốt sẽ xong

(PLO)- Công tác dân vận có thành công thì chủ trương, quyết sách phải đúng đắn, hợp lòng dân và khi có điều này thì mọi dự án, công trình có “khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

Dẹp 'bến cóc', chẳng lẽ bó tay?

Dẹp 'bến cóc', chẳng lẽ bó tay?

(PLO)- Nếu chính quyền địa phương và lực lượng chức năng quyết liệt hơn thì có lẽ kết quả “dẹp loạn” các “bến cóc” đã khác!

Để ai cũng có Tết

Để ai cũng có Tết

(PLO)- Năm qua là một năm có nhiều khó khăn nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn ráng chăm lo, thưởng Tết cho người lao động; riêng tại TP.HCM, tiền thưởng Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 bình quân hơn 12,3 triệu đồng/người.

Tuấn Hải đi bóng đầy tự tin trước đối thủ lớn Nhật Bản.

Thầy trò HLV Troussier và niềm tin không đánh mất

(PLO)- Sau trận thua Nhật Bản 2-4, những người còn nghi ngờ thầy trò HLV Troussier phải nhìn lại về lối chơi chủ động kiểm soát bóng và khả năng của đội tuyển VN sẽ lột xác ngoạn mục trong tương lai.

Người đánh bắt thủy sản chân chính trên sông Đồng Nai căm phẫn với những kẻ khai thác thủy sản kiểu tận diệt.

Phải chặn ngay nạn tận diệt tôm bằng thuốc trừ sâu

(PLO)- Các lực lượng chức năng cần bắt đầu bằng việc bám sát, khoanh vùng các đối tượng để tuyên truyền, nhắc nhở các quy định về nghiêm cấm sử dụng thuốc trừ sâu để bắt tôm và cảnh báo họ sẽ bị xử lý nghiêm nếu vi phạm.

'Cán bộ chưa biết sợ hay lòng tham không đáy?'

'Cán bộ chưa biết sợ hay lòng tham không đáy?'

(PLO)- Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đặt vấn đề như trên tại hội nghị tổng kết công tác ngành nội chính Đảng và Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh.

Tiểu thương có thể 'làm chủ' nền tảng livestream

Tiểu thương có thể 'làm chủ' nền tảng livestream

(PLO)- Hoạt động livestream bán hàng tại chợ Bến Thành và tại các chợ hoa ở miền Tây chỉ là bước khởi đầu trong việc kết hợp giữa hoạt động kinh doanh offline và online, kết hợp giữa thương mại và giải trí...

'Bắt trend' trở thành công dân số

'Bắt trend' trở thành công dân số

(PLO)- Với sự chuyển động mạnh mẽ của hệ sinh thái chuyển đổi số, bất kể người dân nào giờ đây cũng có thể “bắt trend” trở thành công dân số.