TƯ LIỆU: HOÀNG SA, TRƯỜNG SA TRONG BẢN ĐỒ CỔ NƯỚC NGOÀI - BÀI 1

Chủ quyền qua tài liệu tôn giáo

1. Giáo sĩ Alexandre de Rhodes đã xuất bản tại Roma nhiều sách bằng chữ quốc ngữ như Từ điển Việt - Bồ - La (1651), Giáo lý Giảng tám ngày (1651). Đặc biệt trong sách Regnũ Annam (1650, Vương quốc An Nam) đi kèm theo tấm bản đồ nước ta đầu tiên chú thích rõ ràng bằng chữ quốc ngữ.

Chúng tôi phỏng đoán Alexandre de Rhodes vẽ bản đồ này theo mẫu An Nam quốc đồ (1490) thời Hồng Đức, vì để phía tây lên trên và đại cương nét biển, sông, núi cũng tương tự. Ở ngoài khơi Quảng Ngãi bản đồ Hồng Đức ghi rõ chữ Đại Hải (bằng Hán tự) còn bản đồ Đắc Lộ ghi thêm cù lao Ré (tức đảo Lý Sơn) và xa ngoài khơi là đảo Pulo Sisi ở đúng địa điểm Hoàng Sa. Như vậy Việt Nam đã làm chủ quần đảo Hoàng Sa ít nhất là từ cuối thế kỷ XVI rồi.

2. Hòa thượng Thích Đại Sán (1633-1704) là nhà sư Trung Hoa được chúa Minh - Nguyễn Phước Chu (1691-1725) mời sang Đàng Trong thuyết pháp về đạo Phật trong hai năm 1694-1695. Khi về nước, hòa thượng đã viết sách Hải ngoại ký sự, trong đó nói đến biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa: “Bãi cát rộng cả trăm dặm, chiều dài thăm thẳm chẳng biết bao nhiêu mà kể gọi là Vạn Lý Trường Sa… Quảng ấy cách Đại Việt bảy ngày đường… thời quốc vương trước, hằng năm thuyền đánh cá đi dọc theo bãi cát, lượm vàng bạc, khí cụ của các thuyền hư tấp vào”.

3. Năm 1701, đoàn giáo sĩ thừa sai sang Trung Hoa đã kể lại trong Các bức thư nêu gương sáng và giải tỏa tò mò (Lettres edifiantes et curieuses) như sau: “Với luồng gió tốt, chúng tôi xuống tàu và chẳng bảo lâu đã tới phía trên đảo Paracel. Paracel là một quần đảo thuộc đế quốc An Nam). Đó là những tảng đá rất đáng sợ rộng hơn 100 hải lý, một cơn gió lớn làm đắm tàu bất kỳ lúc nào”. Quần đảo Paracel nằm dài gần bờ biển nước Cochinchine (Giao Chỉ gần Trung Hoa), xưa gọi là nước An Nam. Tàu Amphitrite lần đầu đi Trung Hoa tưởng là sẽ bị tử nạn nơi đây. Thủy thủ đoàn tưởng rằng chưa đến nỗi khi họ thấy con tàu chúi mũi vào một bãi biển chỉ có bốn hay năm sải nước mà thôi. Trong cơn nguy kịch đó họ nguyện cầu nếu qua khỏi họ sẽ xây dựng một giáo đường trên mộ thánh Phanxicô Xavie tại đảo Sancian (Tam Sơn). Họ được chấp nhận lời nguyền và thoát khỏi cơn nguy kịch như một phép lạ. Để kỷ niệm sự cố này, các nhà địa lý và hàng hải lấy tên tàu Amphitrite làm địa danh cho các đảo ở phía đông bắc Hoàng Sa mà ta gọi là nhóm đảo Tuyên Đức.

Chủ quyền qua tài liệu tôn giáo ảnh 1

Ảnh lớn: An Nam đại quốc họa đồ của Giám mục Taberd ghi rõ bằng chữ quốc ngữ và âm tiếng ta: Paracel seu Cát Vàng (đảo Paracel hay Cát Vàng). Ảnh nhỏ: Bản đồ Vương quốc An Nam của Alexandre de Rhodes lần đầu tiên chú thích rõ ràng biển, đảo của Việt Nam bằng chữ quốc ngữ.

4. Năm 1833, Giám mục Taberd cho ra sách với nhan đề: Vũ trụ, lịch sử và mô tả hết mọi dân tộc, cùng tôn giáo, phong tục tập quán. Trong đó có đoạn mô tả rõ địa lý quần đảo Hoàng Sa: “Chúng tôi không đi sâu kể hết các hải đảo chính thuộc chủ quyền nước Giao Chỉ gần Trung Hoa (Cochinchine, quốc hiệu chính thức khi ấy đã là Việt Nam). Chúng tôi chỉ xin lưu ý rằng từ 34 năm trước đây, quần đảo Paracels gọi là Cát Vàng hay Hoàng Sa. Một khu vực rắc rối như mê hồn trận gồm nhiều đảo nhỏ và các bãi cát làm cho các nhà hàng hải sợ hãi đã do người Việt Nam chiếm giữ. Chúng tôi đã không biết họ thiết lập một cơ sở nào chưa, song chắc chắn rằng hoàng đế Gia Long đã quan tâm kết hợp thêm một cánh hoa nhỏ ấy vào vương miện của mình, vì ông xét là thích hợp nên đích thân ra đảo thực hiện chủ quyền năm 1816 và trân trọng trưng quốc kỳ Việt Nam”.

Chủ quyền qua tài liệu tôn giáo ảnh 2

Năm 1838, Giám mục Taberd xuất bản tại Serampore (Ấn Độ) bộ từ điển đồ sộ Nam Việt Dương hiệp Tự vị (Dictionarium Anamitico Latinum). Trong đó có tấm bản đồ Việt Nam cỡ lớn (40 x 80 cm) ghi tên ba thứ tiếng Việt - Hán - Latin: An Nam Đại quốc họa đồ. Bên tay phải bản đồ, phía trên vĩ tuyến 16, Taberd ghi rõ: Paracel seu Cát Vàng (đảo Paracel hay Cát Vàng). Taberd viết chữ quốc ngữ và âm tiếng ta chứ không gọi Paracel là Hoàng Sa. Điều này càng khẳng định quần đảo Hoàng Sa và cả quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, vì xưa kia địa danh Paracel chỉ cả khối các đảo nhỏ và bãi cát suốt từ Bắc xuống Nam, mà Đại Nam Thống Nhất Toàn Đồ (thời Minh Mạng) gọi phần Bắc là Hoàng Sa và phần Nam là Vạn Lý Trường Sa.

* * *

Như vậy các nhà tu hành Tây phương cũng như Trung Quốc rất khách quan, thấy sao nói vậy: Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam!

Bản đồ cổ, chứng cứ quý giá để bảo vệ chủ quyền

Mới đây, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Cliton phát biểu: Các nước tranh chấp về chủ quyền trên biển Đông cần giải thích tuyên bố chủ quyền theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, đồng thời chứng minh các tuyên bố chủ quyền bằng chứng cứ pháp lý. Và gần như đó cũng là quan điểm chung của các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Tân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã nói rõ: “Cơ sở lịch sử, pháp lý và quyền chiếm hữu khai thác, sử dụng về mặt thực tế là ba mặt của vấn đề để xác lập chủ quyền biển, đảo”.

Rõ ràng, chứng cứ lịch sử, pháp lý là những cột trụ quan trọng để chứng minh cho các tuyên bố chủ quyền của Việt Nam trước quốc tế và là cơ sở chứng lý hết sức quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp có liên quan đến biển Đông (trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa).

Đối chiếu vấn đề này với những cống hiến của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, ta mới thấy hết được giá trị to lớn rút ra từ những bản đồ cổ. Trong năm năm qua, ông đã tập trung những ngày tháng còn lại của đời mình để nghiên cứu rất sâu về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam qua hệ thống bản đồ cổ. Những tư liệu quý báu mà ông thu thập được trong suốt cả cuộc đời mình đã không phụ lòng người săn sóc chúng. Đối chiếu cả trăm bản đồ cổ của Việt Nam, Trung Quốc và nhất là hàng trăm bản đồ cổ do những nhà hàng hải phương Tây đương thời vẽ xuyên suốt từ thế kỷ XVI đến sau này, ông rút ra kết luận: “Chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa đã được thế giới khẳng định qua các đồ bản suốt từ 500 năm qua”.

Có thể nói kết luận rút ra từ chứng cứ bản đồ mà nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu thực hiện là những chứng cứ giá trị để Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Ông nói: “Muốn bảo vệ chủ quyền quốc gia của mình, đầu tiên phải biết ta có chứng cứ gì đã, thứ hai chứng cứ đó có chắc không. Từ đó mà truyền bá kiến thức ấy thật sâu rộng đến tất cả đồng bào của mình, dư luận thế giới để tạo thành một sự nhận thức rõ ràng, thống nhất về chủ quyền quốc gia của ta. Nghĩa là biến kiến thức ấy thành sự đoàn kết, thành quyết tâm của toàn dân tộc, thành thứ vũ khí sắc bén nhất để bảo vệ chủ quyền!”.

MINH CƯỜNG

Nhà nghiên cứu NGUYỄN ĐÌNH ĐẦU

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Niềm tin công lý và cái chết đau lòng

Niềm tin công lý và cái chết đau lòng

(PLO)- Một cái chết sau khi đã rời tòa, có nhắn gửi, có thời gian cân nhắc mà vẫn quyết liệt thực hiện chỉ có thể đến từ một người trọng danh dự, cẩn trọng và tin mình vô tội. Họ chết vì tuyệt vọng khi niềm tin không còn.

Hết độc quyền vàng, thị trường phấn khởi

Hết độc quyền vàng, thị trường phấn khởi

(PLO)- Rất nhiều kiến nghị liên quan Nghị định 24/2012 về quản lý vàng. Và Ngân hàng Nhà nước đã lắng nghe, mở ra những giải pháp bứt phá mới để giải quyết hài hòa lợi ích giữa các bên trên thị trường vàng.

Ngẫm chuyện bồi thường và quy hoạch treo

Ngẫm chuyện bồi thường và quy hoạch treo

(PLO)- Chậm chân, vướng quy hoạch nên không thể chuyển mục đích sử dụng đất khiến hai mảnh đất liền kề chênh lệch 10 lần về giá bồi thường vì bên đất nông nghiệp, bên đất ở. Đây là thực tế đáng suy ngẫm về công tác quy hoạch và chính sách bồi thường...

Cao tốc và tính mạng con người

Cao tốc và tính mạng con người

(PLO)- Đêm 10-3, cao tốc Cam Lộ - La Sơn xảy ra vụ tai nạn giữa xe khách và xe tải làm hai vợ chồng trẻ thiệt mạng và nhiều người bị thương. 

Khát vọng vươn lên của thị trường chứng khoán Việt

Khát vọng vươn lên của thị trường chứng khoán Việt

(PLO)- Nâng cấp thị trường chứng khoán sẽ tạo ra một vị thế và khả năng cạnh tranh mạnh mẽ hơn cho thị trường vốn VN trên trường quốc tế, gia tăng niềm tin và thu hút nguồn lực từ nhà đầu tư nước ngoài...

Đường đến kỳ tích của ngành y tế

Đường đến kỳ tích của ngành y tế

(PLO)- Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng, vì thế ngành y tế cần không ngừng phát triển, nâng cao chất lượng để đáp ứng tốt nhu cầu ấy.

'Ai không dám làm thì đứng sang một bên'

'Ai không dám làm thì đứng sang một bên'

(PLO)- Cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm khi thực hiện trọng trách trước Đảng, trước nhân dân với động cơ trong sáng, vì lợi ích chung thì Đảng và nhân dân luôn ghi nhớ và đánh giá công bằng.

Khó vạn lần, dân vận tốt sẽ xong

Khó vạn lần, dân vận tốt sẽ xong

(PLO)- Công tác dân vận có thành công thì chủ trương, quyết sách phải đúng đắn, hợp lòng dân và khi có điều này thì mọi dự án, công trình có “khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

Dẹp 'bến cóc', chẳng lẽ bó tay?

Dẹp 'bến cóc', chẳng lẽ bó tay?

(PLO)- Nếu chính quyền địa phương và lực lượng chức năng quyết liệt hơn thì có lẽ kết quả “dẹp loạn” các “bến cóc” đã khác!

Để ai cũng có Tết

Để ai cũng có Tết

(PLO)- Năm qua là một năm có nhiều khó khăn nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn ráng chăm lo, thưởng Tết cho người lao động; riêng tại TP.HCM, tiền thưởng Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 bình quân hơn 12,3 triệu đồng/người.

Tuấn Hải đi bóng đầy tự tin trước đối thủ lớn Nhật Bản.

Thầy trò HLV Troussier và niềm tin không đánh mất

(PLO)- Sau trận thua Nhật Bản 2-4, những người còn nghi ngờ thầy trò HLV Troussier phải nhìn lại về lối chơi chủ động kiểm soát bóng và khả năng của đội tuyển VN sẽ lột xác ngoạn mục trong tương lai.

Người đánh bắt thủy sản chân chính trên sông Đồng Nai căm phẫn với những kẻ khai thác thủy sản kiểu tận diệt.

Phải chặn ngay nạn tận diệt tôm bằng thuốc trừ sâu

(PLO)- Các lực lượng chức năng cần bắt đầu bằng việc bám sát, khoanh vùng các đối tượng để tuyên truyền, nhắc nhở các quy định về nghiêm cấm sử dụng thuốc trừ sâu để bắt tôm và cảnh báo họ sẽ bị xử lý nghiêm nếu vi phạm.

'Cán bộ chưa biết sợ hay lòng tham không đáy?'

'Cán bộ chưa biết sợ hay lòng tham không đáy?'

(PLO)- Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đặt vấn đề như trên tại hội nghị tổng kết công tác ngành nội chính Đảng và Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh.