Thông gia tranh nhau chiếc xà lan

Thời gian đầu gia đình vui vầy, hạnh phúc, kinh tế ổn định nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ hai bên. Nhưng năm năm hạnh phúc qua nhanh, cuộc sống vợ chồng phát sinh mâu thuẫn, thường xuyên gây gổ. Bênh vực con gái, cha mẹ chị T. đôi khi lời qua tiếng lại với chàng rể “ngụ cư”. Buồn chuyện gia đình, anh V. lao vào rượu chè, không lo làm ăn. Gia đình nhỏ vốn đầy ắp tiếng cười giờ đây lục đục.

Năm 2009, nhận thấy không thể cứu vãn hạnh phúc, chị T. nộp đơn xin ly hôn. Lúc này hai bên thông gia cũng vào cuộc, cho rằng chiếc xà lan bơm cát trị giá hơn 600 triệu đồng vợ chồng anh V. đang quản lý là của mình.

TAND huyện Mỏ Cày Nam (tỉnh Bến Tre) xét xử vụ án quyết định cho vợ chồng anh V. được ly hôn... Cạnh đó, tòa buộc hai vợ chồng phải giao trả chiếc xà lan cùng toàn bộ máy móc, thiết bị chuyên dùng để bơm cát cho cha mẹ, anh em phía chị T. Tòa bác yêu cầu của phía gia đình anh V. vì không có chứng cứ chứng minh đây là tài sản của họ.

Mới đây, VKSND huyện Mỏ Cày Nam nhận thấy một số sai sót trong bản án nên kháng nghị, đề nghị TAND tỉnh Bến Tre hủy án sơ thẩm nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.

Theo kháng nghị, bản án sơ thẩm tuyên buộc vợ chồng anh V. giao chiếc xà lan và toàn bộ động cơ, thiết bị chuyên dùng trên chiếc xà lan cho gia đình phía chị T. là chưa có cơ sở. Bởi vì hợp đồng đóng mới xà lan của phía gia đình chị T. với thợ chỉ thể hiện đóng xà lan với giá 600 triệu đồng mà không bao gồm động cơ, các thiết bị khác có trên xà lan. Lẽ ra tòa phải xem xét các tài sản có trên chiếc xà lan là thuộc sở hữu của ai và phải thẩm định giá riêng từng bộ phận mới có đủ cơ sở tuyên buộc giao trả cho phù hợp. Việc bản án tuyên buộc như trên là chưa xem xét toàn diện các tình tiết của vụ án.

HTT

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm