Toàn cảnh vụ 2 máy bay SU-22 rơi: Tạm dừng tìm kiếm

ối nay, Vietnam+ cho biết: Liên quan đến 2 máy bay SU-22 mất liên lạc, chiều 16/4, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam có thông báo số 543/TM-TC, cho biết ngày 16/4, Trung đoàn Không quân 937, đóng quân ở sân bay Phan Rang tổ chức huấn luyện bay trong điều kiện cơ động phức tạp trên biển ở khu vực vùng biển tỉnh Bình Thuận.

Lúc 11 giờ 24 phút, Biên đội 2 máy bay SU-22 cất cánh từ sân bay Phan Rang ra khu vực vùng trời đảo Phú Quý đã bị mất liên lạc lúc 11 giờ 35 phút (khu vực mất mục tiêu ở Bắc đảo Phú Quý khoảng 10-20km).
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các đơn vị Phòng không - Không quân, Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng, Quân khu 7 khẩn trương điều động lực lượng, phương tiện đang hoạt động ở khu vực biển miền Trung và Bình Thuận phối hợp với ngư dân trên biển tìm kiếm cứu nạn 2 phi công, đồng thời xác định khu vực máy bay rơi.
Hai phi công gặp nạn gồm Lê Văn Nghĩa (phi công cấp 1), lái máy bay Su-22, số hiệu 5857, cấp bậc Trung tá, chức vụ Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 937, Sư đoàn 370; Phi công Nguyễn Anh Tú (phi công cấp 3) điều khiển máy bay Su-22, số hiệu 5863, cấp bậc Đại úy, Phi đội phó Phi đội 1, Trung đoàn 937, Sư đoàn 370.
Trung tá Lê Văn Nghĩa, quê ở Huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nôi, hiện đang sinh sống tại quận 7, TP.HCM; còn Đại uý Nguyễn Anh Tú, quê ở Kiến Thuỵ, Hải Phòng, hiện gia đình đang ở Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
Hiện, các lực lượng tìm kiếm cứu nạn đang tích cực hoạt động tại hiện trường nhưng mới phát hiện và vớt được 3 thùng dầu phụ; chưa tìm thấy phi công và vị trí cụ thể máy bay rơi.
Quân chủng Phòng không - Không quân tiếp tục điều tra, xác minh, làm rõ vụ việc mất an toàn bay nghiêm trọng nêu trên và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị giải quyết hậu quả.

Hai chiếc SU-22 rơi gần đảo Phú Quý. Đồ họa:Tiến Thành/Vnexpress.

Đến 18h30 tối nay,Vnexpressdẫn lời ông Tạ Minh Nhựt -Phó chủ tịch UBND huyện Phú Quý -cho biết đoàn công tác Quân chủng Phòng không Không quân sau khi họp bàn với chính quyền huyện đảo đã quyết định tạm ngừng tìm kiếm vì trời tối. Công táccứu hộcứu nạnsẽ tiếp tục vào ngày mai.

Trước đó, 16 giờ chiều 16-4, nguồn tin từ Sư đoàn Không quân 370 xác nhận với PV Pháp Luật TP.HCM hai máy bay của đơn vị này đã bị rơi ở khu vực đảo Phú Qúy. Hiện các đơn vị của sư đoàn phối hợp với các cơ quan chức năng đang triển khai công tác tìm kiếm nhưng vẫn chưa có phát hiện manh mối gì về vụ tai nạn vừa xảy ra.

Thông tin ban đầu, 15 giờ chiều nay 16-4, lực lượng bộ đội biên phòng huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) xác nhận với PV đã nhận được thông tin từ các cơ quan chức năng cho biết có hai chiếc máy bay SU-22 của không quân Việt Nam mất tín hiệu liên lạc tại khu vực Đá Tí, cách huyện đảo Phú Quý gần 4 hải lý.

Một số người dân nơi đây cho hay khoảng 9 giờ sáng nay họ thấy hai chiếc máy bay SU-22 bay lượn trên bầu trời đảo Phú Quý, sau đó không thấy nữa.

16 giờ chiều nay, một nguồn tin xác nhận với PV một số thông tin chi tiết hơn. Theo đó, sáng nay 16-4, Đội SU-22 M4 xuất kích đi tập luyện tại vùng trời khu vực đảo Phú Quý thì bị sự cố. Hai phi công đã nhảy dù ở khu vực phía tây đảo Phú Quý, cách đảo Phú Quý khoảng 8 hải lý. Hiện Ủy ban tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận đã thông báo cho các tàu thuyền đang có mặt tại khu vực này phối hợp tìm kiếm.

Đến 12 giờ trưa nay, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Bình Thuận đã điều tàu BP1901 thường trực đảo Phú Quý cùng 10 cán bộ xuất kích ra tọa độ trên để thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn.

Ảnh minh họa: Biên đội máy bay SU-22 thực hành công kích mục tiêu. Ảnh: Nam Yến/QĐND

Trong khi đó, theo nguồn tin của phóng viênVietnam+,vào khoảng 11 giờ 30 phút trưa nay (16/4), tại địa phận gần đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, hai chiếc máy bay quân sự SU 22 của Không quân Việt Nam đang thực hiện bài tập nhào lộn để cắt bom theo kế hoạch. Đột nhiên, toàn bộ tín hiệu của 2 máy bay này bị mất.

Ngay sau khi sự cố xảy ra, lực lượng tìm kiếm đã được đưa ra biển, bao gồm một máy bay MI bay trên không và tàu rà soát ở dưới biển.

Vào thời điểm tìm kiếm lần 1 vào buổi trưa nay, 16/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy một phần dù. Tiếp đó, chiều cùng ngày, nguồn tin củaVietnamPluscho hay đã thấy 3 thùng dầu phụ của 2 máy bay trên.

Theo đánh giá từ phía nguồn tin, nhiều khả năng cả hai đã chìm xuống biển. Địa điểm tìm kiếm là cách đảo Phú Quý chừng 6 hải lý, gần đảo Hòn Trứng.

Đại diện Uỷ ban tìm kiếm cứu nạn quốc gia cho hay, hiện Ủy ban đang khẩn trương rà soát các đầu mối thông tin từ đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận và phía Không quân để đảm bảo thông tin chính xác nhất.

Hiện chưa có thông tin thương vong về người trong vụ việc trên.

Theo Infonet, trao đổi với PV báo này qua điện thoại, Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn - Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân cho biết thông tin máy bay SU-22 gặp nạn tại Phú Quý, Bình Thuận là thông tin có thật, tuy nhiên cụ thể thế nào thì chưa nắm được. Hiện tại ông đang hội ý cùng Bộ Tư lệnh quân chủng.

PLO sẽ tiếp tục cập nhật thông tin vụ việc này tới bạn đọc.

Toàn cảnh vụ 2 máy bay SU-22 rơi: Tạm dừng tìm kiếm ảnh 3

Máy bay SU-22. Ảnh minh họa.

Sukhoi Su-17/Su-22(NATO định danh: Fitter) là loại máy bay cường kích cánh cụp cánh xòe phát triển từ Su-7.

Su-17/22 thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 2/8/1966, chính thức giới thiệu năm 1970 và sản xuất hàng loạt trong giai đoạn 1969 - 1990 với tổng số 2.867 chiếc xuất xưởng.

Dòng máy bay này được Liên Xô xuất khẩu rộng rãi tới 33 nước đồng minh Đông Âu, Châu Á và Trung Đông. Hiện tại, sau 48 năm tung cánh trên bầu trời, Su-22 chỉ còn trong biên chế chiến đấu của 5 quốc gia.

Theo Infonet

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm