Văn phòng Chủ tịch nước họp báo công bố 6 luật

Luật Quản lý nợ công; Luật Lâm nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài; Luật Thủy sản và Luật Quy hoạch.

Theo đó, Luật Quản lý nợ công có hiệu lực từ ngày 1-7-2018 gồm 63 điều quy định về hoạt động quản lý nợ công. So với luật hiện hành, điều kiện được bảo lãnh chính phủ được siết chặt đối với từng nhóm đối tượng, bổ sung quy định về quản lý rủi ro bảo lãnh chính phủ. Việc quản lý nợ chính quyền địa phương cũng được quy định chặt chẽ, xác định rõ trách nhiệm, điều kiện vay và trả nợ của chính quyền địa phương. Đáng chú ý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải giải trình và chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm pháp luật về quản lý nợ công của cơ quan, tổ chức. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người đứng đầu cơ quan, tổ chức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Chủ tịch nước Giang Sơn chủ trì họp báo. Ảnh: TTXVN

Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành từ 1-1-2019, quy định nghiêm cấm việc không công bố, công bố chậm, công bố không đầy đủ quy hoạch hoặc từ chối cung cấp thông tin về quy hoạch, trừ trường hợp thông tin thuộc bí mật nhà nước; cố ý công bố sai quy hoạch; cố ý cung cấp sai thông tin về quy hoạch; hủy hoại, làm giả hoặc làm sai lệch hồ sơ, giấy tờ, tài liệu. Nghiêm cấm cản trở việc tham gia ý kiến của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân trong hoạt động quy hoạch. Để bảo đảm đồng bộ với Luật Quy hoạch, có tám luật có quy định về quy hoạch đã được sửa đổi, bổ sung và 25 luật khác cần được sửa đổi, bổ sung.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng quy định việc phá sản sẽ chỉ áp dụng với các tổ chức tín dụng đã rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, không có khả năng phục hồi theo các phương án tái cơ cấu khác… Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 15-1-2018…

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm