Đưa tên người vi phạm luật giao thông lên báo, đài

 Xung quanh vấn đề này, thượng tá Nguyễn Ngọc Tuấn - trưởng phòng hướng dẫn điều tra xử lý tai nạn giao thông và tuyên truyền, C67, Bộ Công an - cho biết thêm:

Đưa tên người vi phạm luật giao thông lên báo, đài ảnh 1

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Ảnh: Tuấn Minh

- Từ tháng 10-2010, thực hiện quy định của Bộ Công an (theo thông tư 38/2010), tất cả các phòng cảnh sát giao thông (CSGT) ở địa phương đều thông báo các trường hợp vi phạm nghiêm trọng pháp luật về giao thông cho cơ quan chủ quản, trường học hoặc nơi cư trú của người vi phạm. Tuy nhiên, việc hồi âm của các cơ quan chủ quản, địa phương sau khi nhận được thông báo của CSGT rất ít. Có những nơi, tỉ lệ hồi âm chỉ được 1-2%, nơi nào tích cực thì tỉ lệ hồi âm được 10-20%. Ở các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội thì tỉ lệ hồi âm cao hơn. Do tỉ lệ hồi âm về việc xử lý, giáo dục ở cơ sở đối với người vi phạm giao thông còn thấp nên Thủ tướng chỉ đạo các địa phương cần tiếp tục tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc này. Trong đó có việc công khai danh tánh người vi phạm lên báo, đài. * Thưa ông, việc đưa tên người vi phạm lên báo, đài được thực hiện như thế nào?- Các phòng CSGT ở địa phương lập danh sách, phối hợp với cơ quan truyền thông địa phương đưa tin về danh tánh những người vi phạm. Những trường hợp có các hành vi vi phạm nghiêm trọng như chống người thi hành công vụ, uống rượu bia gây tai nạn giao thông sẽ bị gửi danh sách về Ủy ban An toàn giao thông quốc gia để nơi đây phối hợp với các cơ quan thông tin, thông báo danh tánh trên báo, đài trung ương... * Theo ông, vì sao nhiều cơ quan, địa phương không hồi âm cho CSGT khi nhận được thông báo “người của họ” vi phạm luật giao thông? Có phải do đơn vị chủ quản, địa phương không muốn xử lý đối với “người của họ”?- Những người vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông khi bị thông báo về cơ quan chủ quản hoặc chính quyền địa phương sẽ phải làm kiểm điểm. Theo đó, họ có thể bị trừ thi đua, thậm chí có khi không được nâng bậc lương... Tại trường học, học sinh, sinh viên bị tổ chức kiểm điểm, xếp hạng hạnh kiểm... nên những người vi phạm pháp luật về giao thông rất sợ bị thông báo về đơn vị chủ quản, địa phương... Còn chuyện các đơn vị chủ quản, địa phương không hồi âm cho CSGT về hình thức xử lý người vi phạm là do họ không xử lý hoặc do một nguyên nhân nào khác thì chúng tôi không đủ thông tin để nhận định... Theo MINH QUANG (TTO) thực hiện

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm