Thỏa thuận tiền lương bị bỏ qua do sức ép việc làm

Các nội dung này được đưa ra bàn thảo tại hội thảo quốc gia về “Chính sách tiền lương tại Việt Nam trong bối cảnh Kinh tế thị trường và Hội nhập” do Bộ LĐ-TB&XH và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức tại Hà Nội, trong 2 ngày 25 và 26-11. Thông tin này do Tổ chức Lao động quôc tế (ILO) cho biết, chiều 25-11.

Phần lớn các vụ tranh chấp lao động đều liên quan đến vấn đề tiền lương. Ảnh: P.ĐIỀN

Phát biểu tại hội thảo, bà Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng LĐ-TB&XH, cho biết: Việt Nam đã và đang thực hiện công cuộc đổi mới, cải cách mạnh mẽ và hoàn thiện cơ chế, chính sách, trong đó có cơ chế, chính sách tiền lương để phù hợp với thể chế kinh tế thị trường và hội nhập sâu rộng và kinh tế khu vực và toàn cầu.

Ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng LĐ-TB&XH, nhìn nhận: Thương lượng tiền lương chưa đi vào thực chất ở Việt Nam. Nhiều khi do sức ép việc làm mà thương lượng bị bỏ qua. Điều này thường dẫn tới các vụ đình công tự phát khi người lao động tìm cách đạt được những cải thiện về tiền lương hoặc điều kiện làm việc.

Bà Sandra Polaski, Phó Tổng giám đốc ILO, nhận định: Thương lượng tập thể sẽ cung cấp cho người lao động và người sử dụng lao động một cơ chế để kết nối tốt hơn giữa tiền lương và tăng năng suất lao động, đồng thời giải quyết các tranh chấp mang tính xây dựng, đôi bên cùng có lợi.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm