Những bài kiểm tra sức khỏe quan trọng nhất cho phụ nữ

Có thể là bạn không hề thấy một dấu hiệu hay triệu chứng gì cho biết bạn đang có bệnh, tuy nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Những bài kiểm tra này sẽ giúp bạn phát hiện sớm bệnh và có thể ngăn cản ngay từ đầu. Sau đây là danh sách những bài kiểm tra mà mỗi phụ nữ nên thực hiện định kỳ.

1.     Ung thư cổ tử cung:

 Thông qua Pap smear test, các bác sĩ có thể phát hiện sớm ung thư cổ tử cung

Lý tưởng nhất là bạn nên thực hiện ‘Phết mỏng cổ tử cung’ (Pap sear test) khi bạn bước sang tuổi 21 hoặc trong vòng 3 năm khi bắt đầu quan hệ. Thực tế là bạn có thể thực hiện xét nghiệm này khi bạn vẫn còn trinh và không có tác dụng phụ nên không cần lo lắng. Xét nghiệm này thường được thực hiện mỗi 3 năm.

Thông qua Pap smear test, các bác sĩ có thể phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, từ đó có thể loại bỏ những tế bào bất thường trước khi chúng phát triển mạnh.

2.     Ung thư vú:

 Tỉ lệ ung thư vú đang gia tăng ở những lứa tuổi trẻ hơn.

Thông thường các bác sĩ sẽ đề nghị chụp phim X quang vú bằng một tia X liều thấp để rà soát mô vú và vùng xung quanh khi bạn bước sang tuổi 40 hay trong gia đình có người bị ung thư vú. Tuy nhiên, tỉ lệ ung thư vú đang gia tăng ở những lứa tuổi trẻ hơn.

Vì vậy, bạn có thể tự thực hiện khám vú cho mình khi còn 20 hay 30 tuổi. Cách thực hiện khá đơn giản và bạn có thể tìm thấy ở bất kỳ một tài liệu nào. Khi phát hiện bất thường, bạn nên sớm đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Việc phát hiện sớm sẽ giúp bạn điều trị tốt hơn cũng như ngăn cản sự di căn của tế bào ung thư đến các hạch, phổi hay não.

3.     Khám da liễu:

 Ung thư da là mối đe dọa tử vong chỉ đứng sau ung thư vú. Ảnh minh họa

Ung thư da (u hắc tố) là mối đe dọa tử vong lớn ở phụ nữ, chỉ đứng sau ung thư vú. Đây là vấn đề sức khỏe hàng đầu ở phụ nữ độ tuổi từ 20 đến 30. Nếu trong gia đình bạn có ai đó mắc ung thư da, bạn nên đến bác sĩ da liễu hàng năm.

Các bác sĩ sẽ kiểm tra toàn bộ cơ thể bạn và những vùng thường có bất thường như kẻ ngón chân, vùng sau tai, da đầu, đặc biệt là nốt ruồi, tàn nhang và sự thay đổi của da.

4.     Bệnh tim:

 2/3 số phụ nữ không hề có tiền căn bệnh lý tim mạch đã tử vong vì bệnh tim.

Bạn có biết rằng 2/3 số phụ nữ không hề có tiền căn bệnh lý tim mạch đã tử vong vì bệnh tim? Điều này cho thấy bạn bệnh lý tim mạch không hề chừa một ai. Vì vậy, khám định kỳ để nhận ra những dấu hiệu sớm là việc làm cực kỳ quan trọng để bạn có những thay đổi trong lối sống một cách tích cực hơn (tập thể dục, bỏ thuốc lá, ngủ nghỉ hợp lý).

Những bài kiểm tra thông thường sẽ là đo huyết áp, đo chu vi vòng hông, nồng độ cholesterol và đường huyết. Nếu bạn qua tuổi 50 hay gia đình có người bị bệnh thì đo điện tim (ECG) sẽ được khuyến cáo.

5.     Xét nghiệm mật độ khoáng xương:

 Nguy cơ loãng xương sẽ tăng lên theo tuổi.

Mật độ khoáng xương sẽ ảnh hưởng lên độ chắc của xương, mật độ thấp có thể gây loãng xương. Xét nghiệm này đặc biệt quan trọng ở những phụ nữ mãn kinh hoặc phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương.

Nguy cơ loãng xương sẽ tăng lên theo tuổi và đặc biệt cao ở phụ nữ trên 65 tuổi. Bạn sẽ được đề nghị làm xét nghiệm đo mật độ khoáng của xương cũng như chụp phim X quang để tính toán nguy cơ loãng xương, từ đó sẽ có những can thiệp hợp lý.

6.     Ung thư buồn trứng:

Ung thư buồng trứng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các ung thư phụ khoa.

Hầu hết mọi người đều không biết rằng ung thư buồng trứng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các ung thư phụ khoa. Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư buồng trứng như tiền căn gia đình có người bị bệnh, mắc bệnh màng trong, liệu pháp hóc-môn sau mãn kinh và vô sinh.

Nguy cơ mắc bệnh đặc biệt tăng cao ở phụ nữ tuổi 50-75. Khi khám tầm soát, bác sĩ sẽ thực hiện khám vùng chậu để tìm những dấu hiệu sớm của ung thư.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm