Án dân sự: Coi chừng hủy án khi vắng VKS

 và Công ty Cổ phần Hàng hải Tiêu Điểm, giao về cho TAND quận 4 giải quyết lại.

HĐXX nhận định chưa xét đến nội dung kháng cáo giữa hai bên, chỉ mới xem xét về việc thẩm tra chứng cứ thấy có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nên cần hủy án. Cụ thể ngày 26-3, TAND quận lấy lời khai người đại diện theo ủy quyền của Công ty Tiêu Điểm. Theo quy định của BLTTDS thì lấy lời khai đương sự là thu thập chứng cứ và luật tố tụng quy định VKS phải tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với những vụ án tòa tiến hành thu thập chứng cứ. Nhưng cấp sơ thẩm lấy lời khai nhưng thiếu thông báo cho VKS tham gia phiên tòa là thiếu sót. Đồng thời, khi mở phiên tòa, tòa cũng thiếu thông báo để VKS tham gia là không đúng quy định của BLTTDS.

Theo hồ sơ, tháng 2-2013, ông Vĩnh nộp đơn khởi kiện tại TAND quận 4 nơi Công ty Tiêu Điểm có trụ sở. Ông Vĩnh trình bày: Tháng 6-2009, ông vào công ty làm nhân viên kinh doanh, công việc là tìm kiếm khách hàng có nhu cầu chào giá và thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty. Quá trình làm việc, ông không hề sai phạm gì gây thiệt hại nghiêm trọng về vật chất và uy tín cho công ty. Nhưng ngày 12-3-2012, giám đốc lại quát tháo và buộc ông nghỉ việc ngay trong ngày.

10 ngày sau, ông quay lại công ty xin xác nhận nghỉ việc để đăng ký thất nghiệp, tìm việc làm khác thì công ty không xác nhận. Sau đó, ông còn được công ty giao quyết định sa thải ông và ngày ký chính là ngày ông bị giám đốc nói nghỉ việc. Nhưng trước ngày này, công ty không hề lập biên bản vi phạm gì với ông, cũng không họp xét kỷ luật. Ông khiếu nại đến Phòng LĐ-TB&XH quận. Hòa giải viên mời lần đầu công ty cử người không có thẩm quyền đến, lần hai thì vắng mặt. Bức xúc, ông khởi kiện yêu cầu hủy quyết định sa thải và giải quyết các chế độ theo luật định, bồi thường tổn thất về danh dự, tinh thần 60 triệu đồng và công khai xin lỗi trước toàn thể nhân viên công ty.

Ngược lại, phía công ty cho rằng ông Vĩnh có nhiều vi phạm như thường xuyên đi làm không đúng giờ, ra ngoài không ghi chú báo cáo theo quy định, không hoàn thành báo cáo đúng định kỳ. Ngoài ra, ông Vĩnh có hành vi sao lưu dữ liệu và các thông tin của công ty đưa ra ngoài. Công ty khẳng định các sai phạm này đều đã được giám đốc và chủ tịch HĐQT nhắc nhở trực tiếp và qua email nhưng ông Vĩnh vẫn tiếp tục vi phạm. Ngày xảy ra sự việc, chủ tịch HĐQT công ty bắt gặp tại chỗ, trước sự chứng kiến của các nhân viên khác, ông Vĩnh đang sao lưu dữ liệu cùng các thông tin kinh doanh đưa ra ngoài. Mặt khác, ông Vĩnh còn sử dụng quỹ thời gian và máy móc công ty thực hiện việc bán hàng qua mạng...

Xử sơ thẩm tháng 7, TAND quận 4 nhận định trình tự thủ tục sa thải của công ty là không đúng nên chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, tuyên hủy quyết định và buộc công ty bồi thường gần 36 triệu đồng. Đồng thời, công ty phải xin lỗi công khai ông Vĩnh trước toàn thể nhân viên vì đã sa thải ông trái pháp luật.

Sau đó, ông Vĩnh kháng cáo đề nghị xem xét lại phần bồi thường cho thỏa đáng, còn công ty kháng cáo cho rằng cách tính tiền lương thực tế làm căn cứ bồi thường là không đúng, phải tính theo lương của hợp đồng đôi bên ký kết. Bản án sơ thẩm cũng bị VKS TP.HCM kháng nghị vì áp dụng luật tố tụng chưa chính xác. Ngoài ra, trong phần nội dung, nguyên đơn rút yêu cầu bồi thường tổn thất tinh thần 60 triệu đồng và 44 triệu đồng tiền bị mất thu nhập. Án sơ thẩm ghi nhận nhưng phần quyết định lại không đình chỉ các yêu cầu đã rút này là vi phạm.

HOÀNG YẾN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm