Đương sự thắc mắc, tòa vẫn ậm ừ

Do vậy, tháng 10-2010, ông đã khởi kiện ra TAND quận 7 (TP.HCM). Trong thời gian chờ tòa đưa vụ án ra xét xử, ông phát hiện ông L. có căn nhà tại địa phương nên làm đơn yêu cầu tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đề phòng ông L. tẩu tán tài sản.

Sau khi nhận được đơn yêu cầu của ông, TAND quận 7 đã xác minh tài sản đúng là của ông L. Tòa cũng đã thống nhất cho ông D. nộp 100 triệu đồng để đảm bảo khi tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp.

Thế nhưng theo ông D., ông đã nhiều lần đến tòa để làm thủ tục nộp tiền đảm bảo nhưng lại được hẹn hôm khác đến vì nhiều lý do khác. Ông cũng đã yêu cầu tòa trả lời bằng văn bản về việc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, cho đến nay tòa này vẫn chưa ra quyết định mà cũng không cho biết lý do tại sao.

Theo quy định, trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận đơn, nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện biện pháp bảo đảm thì thẩm phán phải ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.

Thiết nghĩ, tòa án có chấp nhận đơn yêu cầu của ông D. hay không thì cũng nên có công văn trả lời để người dân không thắc mắc và khiếu nại. Chính việc người dân bức xúc khiếu nại dẫn đến việc tòa phải mất thời gian để giải quyết, làm chậm tiến độ vụ án...

TIẾN HIỂU

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Vĩnh Long: Điều động, luân chuyển nhiều cán bộ

Vĩnh Long: Điều động, luân chuyển nhiều cán bộ

(PLO)- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long đã công bố quyết định bổ nhiệm, luân chuyển nhiều cán bộ, trong đó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Long Hồ giữ chức Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy